TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 63)

1. Khái niệm, đặc điểm và các loại tổng công ty Nhà nước:

Trước đây, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX ở Việt Nam đã tồn tại những cơ sở kinh tế lớn của Nhà nước, được thành lập dưới dạng liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh. Liên hiệp các xí nghiệp là một tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các xí nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tái sản xuất liên kết lại với nhau (một cách bắt buộc hoặc tự nguyện) nhằm mở rộng công tác, phân công sản xuất kinh doanh, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong từng xí nghiệp thành viên và toàn liên hiệp. Từ năm 1994, trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, liên hiệp các xí nghiệp được tổ chức thành các tổng Công ty Nhà nước theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994. Luật doanh nghiệp Nhà nước được ban hành 2003 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 cũng có một chương quy định về tổng Công ty Nhà nước.

Tổng Công ty Nhà nước hiện nay được hiểu là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các Công ty Nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác hoặt động trong một hoặc một số chuyên ngành

CPD

kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn tổng Công ty.

Là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, có các đơn vị thành viên là các Công ty Nhà nước hoặc các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;

Vốn của tổng Công ty thuộc sở hữu Nhà nước hoặc cơ bản thuộc về Nhà nước;

Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân. Là doanh nghiệp Nhà nước luôn có Hội đồng Quản trị.

2. Các loại tổng Công ty Nhà nước:

a. Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập: Đây là hình thức liên kết và tập hợp các Công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hóa kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng Công ty. Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là những tổng Công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b. Tổn Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập: Là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của Công ty Nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác trong đó Công ty Nhà nước (Công ty mẹ) giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác (Công ty con).

c. Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là tổng Công ty được thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các Công ty Nhà nước độc lập và các Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các Công ty Nhà nước độc lập. Đây là một tổ chức kinh tế đặc thù đúng như tên gọi của nó là đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với vốn Nhà nước đầu tư ở các doanh nghiệp.

3. Điều kiện tổ chức tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập: thành lập:

Theo Điều 48 Luật doanh nghiệp Nhà nước, tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

- Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

- Các Công ty thành viên hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, liên kết chặt chẽ với nhau về công nghệ, thị trường và vốn.

CPD

- Có ít nhất hai tổng Công ty trong một ngành hoặc lĩnh vực, trừ ngành, lĩnh vực mà công nghệ sản xuất không cho phép thành lập hai hay nhiều tổng Công ty.

- Bảo đảm các điều kiện thành lập mới Công ty Nhà nước.

- Thực hiện được các mục tiêu thành lập tổng Công ty (tổ chức được các dịch vụ tìm kiếm thụi trường, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ trực tiếp cho các Công ty thành viên. Tạo điều kiện phát triển công nghệ, tăng cường tích tụ tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Công ty thành viên và toàn tổng Công ty, có cơ chế đảm bảo lợi ích và gắn bó lợi ích giữa các Công ty thành viên, được các công ty thành viên chấp nhận.

Việc Nhà nước thành lập tổng Công ty Nhà nước là rất cần thiết. Những tổng Công ty lớn do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập hay còn gọi là tổng Công ty Nhà nước làm ăn có hiệu quả sẽ tạo cho Nhà nước có tiềm lực kinh tế để điều tiết nền kinh tế thị trường ở nước ta. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổng Công ty đó kinh doanh có hiệu quả, tránh gò bó, hình thức.

4. Các đơn vị thành viên:

Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có thể có các đơn vị thành viên sau đây:

Thứ nhất, các đơn vị do tổng Công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.

a. Công ty thành viên hạch toán độc lập

Công ty thành viên hạch toán độc lập là đơn vị thành viên được tổng Công ty phân cấp hạch toán kinh doanh riêng, không hạch toán cùng với tổng Công ty. Công ty thành viên này phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, lời ăn lỗ chịu, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình, về các cam kết của mình trong phạm vi số vốn mà doanh nghiệp quản lý. Tổng Công ty không trả nợ thay cho đơn vị này.

b. Thành viên hạch toán phụ thuộc:

Thành viên hạch toán phụ thuộc là thành viên không được hạch toán riêng mà hạch toán cùng với Công ty. Tổng Công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các khoản nợ của các thành viên này. Nhưng trước hết, chủ nợ phải đồi thành viên đó nếu thành viên không trả nợ được thì tổng Công ty sẽ trả nợ thay.

c. Đơn vị sự nghiệp:

Đơn vị sự nghiệp của tổng Công ty là đơn vị không kinh doanh. Nó được thành lập ra để phục vụ trực tiếp cho tổng Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cho nên về nguyên tắc công ty phải cấp kinh phí cho hoạt động của các đơn vị này. Các đơn vị sự nghiệp của tổng Công ty cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước không kinh doanh, ví dụ như viện nghiên cứu, trung tâm tư liệu, đào tạo ... của tổng Công ty.

CPD

d. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp được chuyển đổi từ Công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc được thành lập mới.

Loại Công ty này cũng là thành viên hạch toán độc lập, vì theo Luật doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân, nó chỉ khác Công ty hạch toán độc lập nói tại điểm a mục này là nó hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Ngoài các đơn vị kể trên, tổng Công ty còn có thể có Công ty tài chính để đảm bảo nhu cầu tài chính cho các đơn vị thành viên trong tổng Công ty.

Thứ hai, các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của tổng Công ty.

5. Tổ chức quản lý của tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập: thành lập:

Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. Là Công ty Nhà nước có quy mô lớn nên cơ cấu tổ chức quản lý của nó cũng giống như cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Nhà nước có Hội đồng Quản trị. Đó là Hội đồng Quản trị, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của các thiết chế này vì vậy cũng tuân theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003.

6. Quan hệ giữa tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập với các đơn vị thành viên: thành lập với các đơn vị thành viên:

a. Với công ty thành viên hạch toán độc lập:

Công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định khác của pháp luật. Quan hệ giữa tổng Công ty với Công ty thành viên này có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ như sau:

- Điều lệ của Công ty thành viên này do Hội đồng Quản trị tổng Công ty phê duyệt;

- Công ty thành viên chịu trách nhiệm trước tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do tổng Công ty đầu tư;

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng Công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của tổng Công ty giao; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng Công ty;

- Được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng Công ty giao;

- Quyết định các dự án đầu tư theo nhân cấp của tổng Công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng Công ty;

- Có quyền đề nghị tổng Công ty quyết định hoặc được tổng Công ty ủy quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sát nhập các đơn vị phụ thuộc;

CPD

- Chia lợi nhuận cho tổng Công ty theo vốn tổng Công ty đầu tư để hình thành quỹ tập trung của tổng Công ty;

- Chịu sự giám sát, kiểm tra của Tổng Công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về Công ty và báo cáo tài chính của Công ty với Tổng Công ty.

b. Với đơn vị sự nghiệp:

Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy chế do Hội đồng Quản trị tổng Công ty phê duyệt, thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do tổng Công ty quy định, được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo, chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài tổng Công ty.

c. Với các Công ty do Tổng Công ty đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều

lệ:

Tổng Công ty thực hiện quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

d. Với các Công ty có vốn góp chi phối của tổng Công ty:

Tổng Công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông hoặc thành viên góp vốn chi phối thông qua đại diện của mình tại Công ty đó theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2003.

CPD

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 1 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)