Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom.

Một phần của tài liệu tổng quan và cơ sở chiến lược kinh doanh của ngành viễn thông việt nam (Trang 83)

- Chú trọng hoạt động tư tưởng nhằm giáo dục tư tưởng cho công nhân viên, như giáo dục về lý tưởng, pháp chế và những công tác chính trị tư tưởng khác Qua

3.5.2. Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom.

tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom.

Tập đoàn cần tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh viễn thông chủ động hơn trong việc đầu tư hạ tầng, sử dụng nguồn tài chính để tham gia công tác kinh doanh viễn thông hiệu quả hơn.

Tập đoàn nhanh chóng hoàn tất các thủ tục và tiến hành cổ phần hóa sớm các Công ty tham gia công tác viễn thông nhằm tạo điều kiện cho các Công ty có thể huy động được nguồn vốn nhằm nâng cao nguồn lực về tài chính.

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực thay đổi hình thức phân chia doanh thu đối với các đơn vị kinh doanh theo hướng linh hoạt và hiệu quả theo từng khu vực, không đổ đồng hoặc bình quân trên toàn bộ địa bàn cả nước.

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực chú trọng hơn các chiến lược kinh doanh tại từng khu vực do các đơn vị kinh doanh đề xuất vì các đơn vị kinh doanh hiểu rõ các yếu tố đặc trưng vùng miền và có chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh do các đơn vị kinh doanh đảm nhận.

Tóm tt chương 3

Đứng trước một tình thế khó khăn trong kinh doanh, việc đầu tiên để xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông cho EVNHCMC là 3 lựa chọn mang tính chiến lược về công nghệ, sản phẩm chủ đạo và lựa chọn thị trường mục tiêu riêng của mình. Các lựa chọn được tóm tắt như sau:

1. Công nghệ 3G được lựa chọn nhằm loại bỏ các điểm yếu do CDMA tần số 450Mhz mang lại.

2. Các sảm phẩm chủ đạo nhằm khai tác tối đa các thế mạnh sẵn có của EVNHCMC được đề xuất:

ƒ Dịch vụ di động trên nền công nghệ 3G.

ƒ Ứng dụng công nghệ CDMA sang lĩnh vực phát triển các sản phẩm mới trong đo đếm điện năng từ xa phục vụ cho công tác kinh doanh điện năng như giám sát đo đếm điện năng và truyền dữ liệu từ xa dựa trên nền công nghệ 2G CDMA sẵn có.

ƒ Đường truyền theo cáp quang đường trục (E-Line) ƒ Điện thoại cố định có dây tại các khu tập trung (E-Tel) ƒ Dịch vụ Internet, kênh thuê riêng (E-Net)

3. Thị trường mục tiêu riêng biệt cho từng loại hình sản phẩm dịch vụ. Các chính sách hỗ trợ liên quan về sản phẩm, giá cả, cách thức phân phối, chiêu thị, tài chính hay nhân sự… đều phải xoáy vào từng thị trường mục tiêu cụ thể.

Từ những chọn lựa ban đầu, tác giả tiếp tục đặt ra những mục tiêu trung và ngắn hạn để làm kim chỉ nam cho việc đề ra các giải pháp chiến lược.

Từ nền tảng trên, các nhóm giải pháp chức năng được đề xuất mang tính rất riêng biệt chủ yếu nhằm khắc phục các điểm yếu của EVNHCMC như:

ƒ Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực xây dựng nhân lực mới từ bên ngoài và tinh gọn hoàn thiện đội ngũ bên trong.

ƒ Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách đề xuất cải tổ cơ cấu tổ chức, điều chỉnh hình thức phân chia doanh thu, thay đổi cơ chế giao chỉ tiêu sang tự chủ trong hoạt động kinh doanh.

ƒ Nhóm giải pháp về hình thức đầu tư hạ tầng theo theo hình thức xã hội hoá. ƒ Nhóm giải pháp về công nghệ.

ƒ Nhóm giải pháp chọn lựa thị trường mục tiêu mang tính riêng biệt.

ƒ Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng và các sản phẩm hướng đến sự hội tụ của viễn thông và công nghệ thông tin, kết hợp sản phẩm liên quan đến lĩnh vực giám sát đo đếm điện năng và thanh toán.

Sau khi đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông cho EVNHCMC, tác giả có một số kiến nghị với Nhà Nước và Tập Đoàn Điện lực Việt Nam cùng Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom.

Một phần của tài liệu tổng quan và cơ sở chiến lược kinh doanh của ngành viễn thông việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)