Phân tích SWOT của EVNHCMC trong hoạt động kinh doanh Viễn thông

Một phần của tài liệu tổng quan và cơ sở chiến lược kinh doanh của ngành viễn thông việt nam (Trang 60)

D. Các dịch vụ trên nền mạng NGN:

E. Các dịch vụ mạng 3G.

2.7. Phân tích SWOT của EVNHCMC trong hoạt động kinh doanh Viễn thông

trình quảng bá tiết kiệm điện được Tổng Công ty Điện lực thực hiện thực chất không mang lại hiệu quả thích đáng, thậm chí còn có thể mang đến kết quả ngược lại như mong muốn.

Tóm lại, bằng nhiều nỗ lực của mình trong hoạt động hỗ trợ bán hàng, Tổng Công ty Điện lực TPHCM đã thực hiện nhiều nội dung. Tuy có những công tác chưa mang lại hiệu quả xác thực, nhưng cũng có những hoạt động đã tạo nên một sự khác biệt rất riêng trong quá trình cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng của mình.

2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của EVNHCMC (IFE)

Từ những phân tích các yếu tố nội bộ bên trong của EVNHCMC, ta có thể nhìn nhận một cách tổng hợp thông qua ma trận IFE (Xem phụ lục 2)

Nhận xét: Tổng só điểm quan trọng là 2,41 (so với mức trung bình là 2,5) cho thấy môi trường nội bộ của EVNHCMC có nhiều điểm bất cập và dưới mức trung bình cuả ngành.

2.7. Phân tích SWOT của EVNHCMC trong hoạt động kinh doanh Viễn thông thông

Từ những phân tích về các mặt chính yếu của Tổng Công ty Điện lực TPHCM trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn TP.HCM, chúng ta đã điểm qua một số các nội dung cụ thể như hạ tầng cơ sở, công nghệ đang sử dụng, tính chất và cơ cấu của các loại hình dịch vụ, cơ cấu tổ chức nhân lực, tình hình phát triển thuê bao, doanh thu, các công tác hỗ trợ bán hàng, thu cước. Như vậy, chúng ta có thể hình dung sơ nét được những điểm mạnh, điểm yếu của Viễn thông điện lực trên địa bàn TP.HCM

Đồng thời, với vị thế hiện hữu so với các nhà cung cấp dịch vụ khác và thông tin từ một cuộc khảo sát về tình hình các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông những cơ hội còn đang chờ đón doanh nghiệp ở phía trước và các đe doạ trực tiếp điến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp dần được hiện rõ.

Sau đây ta có thể tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ như sau:

* ĐIỂM MẠNH CỦA VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM: TP.HCM:

- S1: Uy tín lâu đời của ngành điện tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và tạo nên độ tin cậy với khách hàng.

- S2: Hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ bao gồm mạng cáp quang đường trục phủ rộng khắp cả nước dựa trên hệ thống lưới điện hiện hữu.

- S3: Chi phí hoạt động cơ sở hạ tầng thấp hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác.

- S4: Kinh doanh Viễn thông là một lĩnh vực kinh doanh song song với việc kinh doanh điện năng. Phân phối điện năng là một lĩnh vực phân phối đặc thù. Do đó, kết hợp một cách khéo léo giữa việc kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông hình thành một cặp sản phẩm dịch vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và cả hộ gia đình.

- S5: Quản lý cơ sở hạ tầng tốt nhờ kinh nghiệm trong công tác quản lý lưới điện.

- S6: Công tác thu cước thực hiện tốt do kinh nghiệm từ công tác thu tiền điện.

- S7: Ứng dụng viễn thông CNTT vào chính lĩnh vực phân phối điện để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính do nhà nước giao.

- S8: Tồn tại một Công ty Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thí nghiệm chuyên lĩnh vực ứng dụng CNTT và thí nghiệm và ứng dụng thiết bị thuộc quản lý của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Hai đơn vị này có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ và là hỗ trỡ đắc lực khi triển khai các ứng dụng mới giữa Viễn thông và CNTT.

* ĐIỂM YẾU CỦA VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM: TP.HCM:

+ W1: Điểm yếu thứ nhất chính là nhân lực và cơ cấu tổ chức: - Thiếu người đứng đầu am hiểu về lĩnh vực hoạt động viễn thông.

- Chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên không cao do sử dụng nguồn nhân lực hiện hữu từ công tác kinh doanh điện, không được đào tạo bài bản và chuyên sâu.

- Cơ cấu tổ chức cồng kềnh rất đăc thù tạo nên một mạng lưới bao trùm cả địa bàn TP, nhưng không phát huy được hiệu quả do trùng lắp về chức năng.

- Hoạt động phát triển kinh doanh theo hình thức giao chỉ tiêu thi đua từ cơ quan cao hơn hiện vẫn đang được thực hiện. Đây là một nỗi ám ảnh mà hầu hết các doanh nghiệp đã và đang loại trừ và hướng đến hoạt động kinh doanh theo mục tiêu và hiệu quả được đánh giá theo từng hoàn cảnh kinh doanh cụ thể.

+ W2: Điểm yếu trong việc sử dụng công nghệ CDMA:

- Thiết bị đầu cuối của công nghệ CDMA mang tính đặc thù chiếm một khoảng chi phí cực lớn trong việc kinh doanh( chiếm hơn 60% chi phí). Hơn thế nữa, nó không được thị trường chấp nhận.

+ W3: Điểm yếu trong các chính sách sản phẩm:

- Giá trị cốt lõi của dịch vụ di động (E-Phone và E-Mobile) không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Sự đa dạng của các các gói cước và dịch vụ gia tăng nhằm đáp ứng nhiều sự lựa chọn của khách hàng là không cao.

Với chiến lược sử dụng 15 Công ty Điện lực thuộc Tổng Công ty Điện lực TPHCM là đầu mối bán lẻ sản phẩm đến tay người sử dụng là một cách triển khai hệ thống phân phối chưa hợp lý.

+ W5: Điểm yếu trong các công tác hỗ trợ bán hàng, chương trình chiêu thị: Công tác hỗ trợ bán hàng, các chương trình Promotion trên địa bàn TP.HCM nói riêng và của EVNTelecom trên cả nước nói chung gần như mang lại hiệu quả kém. Nó gần như con số “Zero”. Bằng chứng là khả năng nhận biết thương hiệu của EVNTelecom không cao, sự thu hút của khách hàng đối vời các gói khuyến mãi không có mặc dù giá trị của từng chương trình khuyến mãi không thua sút các đại gia khác trong ngành viễn thông.

Một phần của tài liệu tổng quan và cơ sở chiến lược kinh doanh của ngành viễn thông việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)