Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CAO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN XA MÁT (Trang 38)

4. Bố cục bài báo cáo

2.3.Tình hình hoạt động

Báo cáo thực tập

Trong những năm qua kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu được đăng ký làm thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát không ngừng tăng lên. Đối với kim ngạch hàng hóa nhập khẩu qua kiểm tra và phân tích số liệu hàng năm nhận thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Gỗ cao su xẻ, Cao su tự nhiên, Gỗ nhóm I và hàng nông sản như: Đậu nành, Bắp hạt, Đậu xanh, Mè hạt và Mì lát khô. Cụ thể như sau:

Năm 2007 Năm 2008 Đến 11/ 2009 Số doanh nghiệp làm thủ tục 347 391 423 Kim ngạch XNK ( USD) 254.545.277,09 311.820.642,73 478.629.369,68 - Xuất khẩu: 78.905.057,80 109.387.600,65 190.044.218,68 -Nhập khẩu: 175.640.219,29 202.433.041,73 288.585.151,00 + Nhập kinh doanh: 85.103.430,26 83.655.119,49 86.112.072,39 + Nhập quá cảnh: 29.072.506,73 41.946.310,74 21.181.108,39 + Tạm nhập – tái xuất: 48.277.252,86 57.989.714,08 171.607.750,65 + Nhập sản xuất xuất khẩu: 13.160.393,02 18.266.947,92 9.029.238,21

+ Loại hình NK khác: 26.636,41 574.949,50 654.981,36

* Thu ngân sách: ( triệu đồng)

126.927 99.508 73.515

Báo cáo thực tập

2.3.1. Kết quả tổng kết năm 2009

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta, trong đó hoạt động thương mại , xuất nhập khẩu hàng hóa chịu ảnh hưởng không nhỏ. Kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2008. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, cán bộ, công chức Chi Cục Hải Quan cửa khẩu Xa Mát đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong năm, đơn vị đã thực hiện tốt các quy trình thủ tục Hải Quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tuyên truyền các chính sách pháp luật đến doanh nghiệp kịp thời hướng dẫn, thủ tục khai báo từ xa, khai qua mạng cũng góp phần vào việc đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa . Công tác kiểm tra thu thuế tròn năm 2009 đã đạt như dự toán Cục hải quan Tây Ninh giao, trong đó có những nguyên nhân khách quan do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

Tình hình buôn lâu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới vẫn diễn ra nhưng có phần giam hơn so với chu kỳ năm trước. Hàng xuất lậu chủ yếu là xăng dầu khi có sự chênh lệch lớn về giá giữa Việt Nam và Campuchia, hiện nay tình hình vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới đã giảm hẳn. Hàng nhập lậu thường là các mặt hàng nông sản như: củ mì tươi, mì lát khô, phế liệu.

2.3.2. Kết quả thực hiện

2.3.2.1. Về công tác quản lý giám sát

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Xa Mát gồm các loại hình như sau: xuất nhập khẩu kinh doanh, tạm nhập tái xuất, sản xuất xuất khẩu, quá cảnh, xuất nhập khẩu biên giới, xuất nhập khẩu phi mậu dịch và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Năm 2009 có khoảng 463 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa do Việt Nam sản xuất như: hàng bách hóa tổng hợp, thực phẩm, điện gia

Báo cáo thực tập

dụng, quần áo, dày dép và mặt hàng tiêu dùng khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: gổ nhóm I, gỗ cao su, cao su tự nhiên, hoa quả tươi, củ mì tươi, mì lát khô và mặt hàng nông sản do cư dân trao đổi, mua bán.

Phương tiện xuất nhập cảnh chủ yếu là tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái

nhập trong năm là 1.656 lượt; hành khách xuất nhập cảnh là: 40.386 lượt

người

Tổng số tờ khai đã đăng ký làm thủ tục 22.545 bộ (trong đó xuất khẩu

11.191 bộ, nhập khẩu 11.345 bộ). Cụ thể như sau: Loại

hình XK

Tờ khai miển kiểm tra Tờ khai kiểm tra theo tỷ

lệ

Tờ khai kiểm tra toàn bộ Số lượng bộ Trị giá(USD) Số lượng bộ Trị giá(USD) Số lượng bộ Trị giá(USD) -XKMD 7.927 158.427.824 826 47.263.863,45 17 880.843,21 -XKBG 2.128 116.025.623.719 32 32.792.890.000 0 0 -XKPMD 0 0 0 0 162 97.902,38 Tổng XK 10.154 82 328 Tỷ lệ % Chiếm tỷ lệ: 90,60 % tổng số TK Chiếm tỷ lệ: 7,66 % tổng số TK Chiếm tỷ lệ: 1,60 % tổng số TK

Báo cáo thực tập

Loại hình NK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tờ khai miển kiểm tra Tờ khai kiểm tra theo

tỷ lệ

Tờ khai kiểm tra toàn bộ Số lượng bộ Trị giá(USD) Số lượng bộ Trị giá(USD) Số lượng bộ Trị giá(USD) -NKMD 8.634 286.027.058 1.126 34.803.972,83 65 2.042.226,28 -NKBG 151 30.356.707.000 0 0 1.349 116.224.389.882 - NKPMD 0 0 0 0 20 122.376 Tổng NK 8.794 1.126 1.434 Tỷ lệ % Chiếm tỷ lệ: 77,45 % tổng số TK Chiếm tỷ lệ: 9,92 % tổng số TK Chiếm tỷ lệ: 16,23 % tổng số TK

( Nguồn dữ liệu của bộ phận tổng hợp- Chi Cục Hải Quan Xa Mát)

2.3.2.2. Công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu

Ngay từ đầu năm. Chi cục đã quán triệt dự toán thu ngân sách được Cục hải quan Tây Ninh giao đến từng cán bộ công chức, đồng thời chỉ đạo cho các tổ, đội tăng cường công tác giám sát hàng hoá, kiểm tra thu thuế, thu nộp ngân sách kịp thời. Thực hiện công tác giám sát hàng hoá, kiểm tra thu thuế, thu nộp ngân sách kịp thời. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế, đôn đốc thu đòi nợ thuế, không để nợ quá hạn tồn động kéo dài.

Báo cáo thực tập

Năm 2009, thu nộp ngân sách là 79.669.897.033 đồng, đạt 79,51 % dự

toán thu ngân sách Cục hải quan Tây Ninh giao. So với năm 2008 giảm gần 17,93%

Nguyên nhân giảm số thu :

Nguồn thu chủ yếu của đơn vị chủ yếu từ gỗ cao su xẻ nhập khẩu, nhưng do ảnh hưởng tỉ giá giữa đồng Việt Nam và USD trong những tháng đầu năm, cùng với tình hình kinh tế suy giảm, sản phẩm từ gỗ không tìm được thị trường xuất khẩu cho nên việc nhập khẩu bị chựng lại, từ đố giảm đáng kể nguồn thu của đơn vị.

Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA, mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN ( C/O Form D) thuế xuất nhập khẩu rất thấp, nhất là các mặt hàng nông sản: củ mì, mì lát khô, tinh bột mì, trái cây các loại...

Mặt hàng sắn lát khô do thực hiện thoả thuận thương mại song thương giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Campuchia về việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% đối với một số mặt hàng nông sản của Campuchia nhập khẩu vào việt nam, do đó số thu thuế từ nguồn nhập khẩu thuốc lá lá giảm rất nhiều so với các năm trước.

Các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến, hoặc đã qua sơ chế thông thường không thuộc diện chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, do vậy số thu thuế từ nguồn này không có.

Công tác thanh khoản thuế tạm thu được thực hiện tốt. Đơn vị thường xuyên kiểm tra tình hình nợ thuế, đôn đốc doanh nghiệp thanh khoản đúng thời hạn quy định. Các trường hợp vi phạm đều bị sử lý kịp thời.

Trong năm đơn vị tiếp nhận thanh khoản 1.220 bộ hồ sơ, còn 19 hồ sơ tồn

đọng do doanh nghiệp nợ chứng từ thanh toán. Số liệu cụ thể

Báo cáo thực tập được giao (%) (+-%) Tổng số thu: 79.669.897.033 79,51% -17,93% -Thuế VAT 46.679.934.959 -Thuế NK 32.584.819.317 -Thuế XK 1.132.200 -Thu khác 404.010.557 -Thuế TTĐB 0 Tổng số nợ thuế 4.688.238.793 -Số nợ trong hạn 4.619.977.857 -Số nợ quá hạn 67.066.499 Cưởng chế TTHQ 1.194.437

( Nguồn dữ liệu của bộ phận tổng hợp- Chi Cục Hải Quan Xa Mát)

2.3.2.3. Công tác chống buôn lậu

Hàng hoá nhập lậu chủ yếu là hàng nông sản nhập tứ Campuchia, thường diễn biến theo mùa vụ thu hoạch nông sản. Lợi dụng địa hình phức tạp, biên giới có nhiều lối mòn, các đầu lậu sang Campuchia mua gom hàng, sau đó thuê cư dân biên giới dùng xe gắn máy, xe đạp chẻ nhỏ, lẻ vào nội địa. Lợi dụng ban đêm, các chủ hàng đem xe tải, xe máy cày sang đất Campuchia chất hàng chở qua biên giới, sau đó hợp thức hoá bằng xác nhận thu hoạch.

Mặt hàng xuất lậu trong những tháng đầu năm là xăng, dầu. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm giá xăng dầu không còn chênh lệch nhiều, nên việc xuất nhập lậu đã giảm hẳn.

Công tác tham mưu xử lý: năm 2009. chi cục đã xử lý 22 vụ, trong đó:

-Vi phạm thủ tục Hải quan 21 vụ

Báo cáo thực tập 2.3.2.4. Công tác xử lý Đã xử lý 18 vụ trong đó : Phạt tiền: 37.000.000 đồng Phạt thuế:117.408.758 đồng

Không xử phạt: 04 vụ (01 vụ bắt tiền không đúng quy định, 01 vụ liên

quan giả mạo chữ ký, 01 vụ nhập sai với khai Hải quan, 01 vụ liên quan đến giấy phép)

2.3.2.5. Công tác phúc tập hồ sơ:

Trong năm 2009, đơn vị đã phúc tập 22.545 bộ tờ khai. Hải quan phúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tập của đơn vị đã phát hiện một số sai sót nhỏ đơn vị đã kịp thời khắc phục

2.4. Tình hình nợ thuế trong năm 2008-2009 + Nợ thuế quá hạn năm 2008

STT Chỉ tiêu Số nợ thuế ( Đơn vị tính: đồng)

Số DN

Tổng nợ Thuế NK Thuế

VAT

I Thuế chuyên thu 1 432.520.400 432.520.400

1 Nợ thường 432.520.400 432.520.400

( Nguồn dữ liệu của bộ phận tổng hợp- Chi Cục Hải Quan Xa Mát)

+ Nợ thuế quá hạn năm 2009

S T T

Chỉ tiêu Số nợ thuế ( Đơn vị tính: đồng)

Số D N

Tổng nợ Thuế NK Thuế VAT

A B 1 2 3 4

I Thuế chuyên thu 3 27.190.733 27.190.733 39.875.766

1 Nợ thường 67.066.499 27.190.733 39.875.766

II Thuế tạm thu 9 1.618.804.846 1.618.804.846

1 Giải thể

2 Mất tích, bỏ trốn 1.121.619.170 1.121.619.170

3 Không đến thanh khoản

Báo cáo thực tập

( Nguồn dữ liệu của bộ phận tổng hợp- Chi Cục Hải Quan Xa Mát)

2.5. Biên pháp quản lý nợ thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu2.5.1. Biện pháp đôn đốc thu thuế 2.5.1. Biện pháp đôn đốc thu thuế

-Thực tế biện pháp đôn đốc thu thuế tại Chi Cục Hải Quan Xa Mát, được thực hiện theo hướng dẩn của Luật Quản Lý Thuế và Điều 18 Thông Tư 79/2009/TT-BTC, ngày 20/04/2009 và thực hiện theo Quyết định số

07/2007/QĐ-BTM, ngày 28 tháng 02 năm 2007 danh mục hàng tiêu dùng

phải nộp thuế ngay, nhờ vậy mà đạt được hiệu quả công việc cao.

-Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ thuế giảm là do thực hiện Luật Quản lý thuế với trình tự thanh toán và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, theo đó các doanh nghiệp phải nộp số tiền thuế còn nợ đọng trước khi làm thủ tục nên cũng làm số nợ thuế quá hạn giảm. Danh mục các mặt hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay được mở rộng thêm một số mặt hàng.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các Cục Hải quan địa phương tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý nợ đọng thuế như rà soát, phân loại chính xác từng khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các khoản nợ thuế của các đối tượng được xem xét miễn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định thì các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp làm đầy đủ các thủ tục để xử lý kịp thời. Đối với các khoản nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất địa chỉ sau khi phối hợp với các cơ quan chức năng làm thủ tục xác minh theo quy định vẫn không tìm được doanh nghiệp thì chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản nợ thuế của các đối tượng không nộp, cơ quan Hải quan mời doanh nghiệp đến lập kế hoạch trả nợ thuế, nếu doanh nghiệp không trả nợ thuế theo đúng cam kết thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo thực tập

Hải quan đã xây dựng quy chế theo dõi quản lý nợ để thực hiện thống nhất trong toàn Ngành. Cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nợ phải thực hiện đối chiếu xác định chính xác các khoản nợ của doanh nghiệp, đề xuất áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định của Luật. Lãnh đạo Chi cục và Cục chịu trách nhiệm về số nợ đọng thuế phát sinh tại đơn vị mình, chủ động đưa ra các giải pháp để xử lý, thu hồi nợ hiệu quả.

Cục Hải quan rà soát lại các khoản nợ, nếu quyết định truy thu, quyết định điều chỉnh thuế không đúng đối tượng, không đủ cơ sở pháp lý thì phải huỷ hoặc điều chỉnh lại đảm bảo đúng qui định. Triển khai thực hiện đúng quy định về trình tự các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế. Thực hiện thanh toán nợ thuế theo trình tự thanh toán quy định tại điều 45 Luật quản lý thuế. Cục Hải quan thường xuyên tổ chức kiểm tra các Chi cục phát hiện các trường hợp giải tỏa cưỡng chế hoặc cho hưởng ân hạn thuế không đúng quy định, làm rõ trách nhiệm của Chi cục, cá nhân để từ đó có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Tăng cường sự phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác xử lý nợ theo quy định của Luật quản lý thuế.

Ngành Hải quan cũng nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý, thu hồi nợ, gắn trách nhiệm của cán bộ công chức với việc khen thưởng xử phạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác làm trong sạch nợ. Cuối năm nếu đơn vị nào để số nợ đọng cũ không giảm, số nợ thuế quá hạn mới phát sinh nhiều hơn năm trước thì không được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ.

2.5.3. Biện pháp đôn đốc thanh khoản

Đối với các khoản nợ quá hạn, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở DN nộp thuế. Đối với các khoản nợ thuế tạm thu: thường xuyên đôn đốc nhắc nhở DN đến làm thủ tục thanh khoản, kịp thời tháo gỡ các trường hợp vướng mắc về chứng từ thanh khoản cho DN. Thực hiện các biện pháp hỗ

Báo cáo thực tập

trợ người nộp thuế như thông báo trên Website của ngành Hải quan để doanh nghiệp chủ động nắm được tình hình nợ thuế của đơn vị, để từ đó có kế hoạch nộp thuế đúng thời hạn quy định vào NSNN.

2.6. Đánh giá các hình thức gian lận thuế trong lĩnh vực Hải quantại Chi cục hải quan Xa Mát tại Chi cục hải quan Xa Mát

Tình trạng gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Trong đó gian lận thông qua khai báo mã số và xuất xứ hàng hoá là hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Nước ta đã hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới, theo đó nhiều dòng thuế được cắt giảm và ưu đãi khác nhau. Đây chính là điểm mà các doanh nghiệp làm ăn gian dối lợi dụng để gian lận thuế.

Các trường hợp cố tình khai báo sai mã số thuế cũng rất đa dạng, lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan. Thậm chí nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã cố tình tháo bỏ một số bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa đồng bộ để tránh thuế hàng đồng bộ.

Gian lận bằng cách cố tình khai tăng định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu, do việc xác định định mức tiêu hao nguyên vật liêu tương đối phức tạp, khó quản lý, dựa vào đặc điểm này mà các doanh nghiệp thương xuyên gian lận.

Ngoài ra các doanh nghiệp còn lợi dụng sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm, điển hình như việc lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, khai sai tên hàng, mã hàng, chủng loại, số lượng. Hành vi lợi dụng loại hình tạm nhập, tái xuất và ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu...

Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng thông qua chứng từ, hoá đơn khống, đây cũng là hình thức khá phổ biến của loại hình này.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CAO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN XA MÁT (Trang 38)