Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CAO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN XA MÁT (Trang 30)

4. Bố cục bài báo cáo

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Tây Ninh là tỉnh có 240 Km đường biên giới giáp Campuchia, để nâng cao đời sống cho nhân dân khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà đòi hỏi phải mở cửa quan hệ ngoại giao và trao đổi buôn bán với nước bạn.

Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 14/02/1977 Bộ Ngoại thương đã ban hành Quyết định số 248/BNgT-TCCB về việc thành lập các Chi cục Hải quan các tỉnh phía Nam trong đó có Chi cục Hải quan Tây Ninh. Trên cơ sở đó, ngày 20/10/1979 Cục Hải quan Trung ương đã ban hành Quyết định số 1291/CHQ-TCCB về tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan Tây Ninh.

Căn cứ vào 02 Quyết định trên, ngày 19/01/1980 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 88/QĐ-UB về việc thành lập Chi cục Hải quan Tây Ninh và ngày 14/03/1980 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Tây Ninh ra Thông báo số 52/UB-TC thông báo Chi cục Hải quan Tây Ninh chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, ông Cao Văn Cảo được Cục Hải quan Trung ương bổ nhiệm làm Chi cục trưởng. Đến ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/NĐ-HĐBT về việc thành lập Tổng cục Hải quan Việt Nam và Chi cục Hải quan Tây Ninh được đổi thành Hải quan Tây Ninh và sau đó đổi thành Cục Hải quan Tây Ninh.

Khi mới thành lập Chi cục Hải quan Tây Ninh có 30 người được cơ cấu thành: 02 Phòng, 01 Đội Kiểm soát lưu động Hải quan, 02 Trạm Hải quan

Báo cáo thực tập

cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. Đến nay Cục Hải quan Tây Ninh có tổng biên chế là 163 người (trong đó: 137 cán bộ, công chức; 27 hợp đồng lao động) được cơ cấu thành: 05 Phòng, 06 Chi cục và 01 Đội Kiểm soát chống buôn lậu, 01 Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy và có lực lượng tham gia Trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài.

Cục Hải quan Tây Ninh từ khi thành lập đến nay đã trải qua chặng đường 28 năm xây dựng và phát triển, với chức năng nhiệm vụ được giao đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Hải quan góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cục Hải quan Tây Ninh đã xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020 với nội dung: Cải cách thủ tục Hải quan; hiện đại hóa cơ sở vật chất ứng dụng CNTT - thống kê Hải quan; cải cách tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nguồn nhân lực; Áp dụng hệ thống

quản lý theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Nhằm xây dựng Cục Hải quan

Tây Ninh chính quy, hiện đại đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và tỉnh nhà trong tương lai.

2.1.2. Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát

Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 02 xã Tân Lập và Tân Bình, huyên Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, là cửa ngỏ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế.

Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tỉnh Tây Ninh là khu vực gồm có 04 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Xa Mát và các cửa khẩu phụ

Báo cáo thực tập

là : Chàng Riệc, Tân Phú, Cây Gõ. Cục Hải quan Tây Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ chi cục Hải quan Xa Mát

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động.

+ Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan.

- Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương pháp vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.

+ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc, trực thuộc và tương đương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.

Báo cáo thực tập

+ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương tiện quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục Hải quan.

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.

+Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục Hải quan; thực hiện theo quy định của Tổng cục trưởng.

+ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng.

Báo cáo thực tập

+ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ.

+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

2.1.4. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức 2.1.4.1. Tình hình nhân sự

Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát là một cửa khẩu Quốc tế và quản lý một cửa khẩu Quốc gia (cửa khẩu Chàng Riệc); tổng số cán bộ, công chức hiện có 22 người (trong đó có 19 biên chế, 3 hợp đồng lao động) .

Số lượng cán bộ: Lực lượng của Chi cục đã tăng dần về số lượng từ năm 2008 với 18 công nhân viên chức đến năm 2010 đã tăng lên 22 công nhân viên chức, chiếm tỷ lệ khoảng 13,4% biên chế toàn ngành tỉnh.

Trình độ chuyên môn

Trình Trình Trình độ học vấn Trình Trình Trình độ ngoại ngử Trình Trình Trình độ tin học Chức vụ

Chi cục trưởng Đại học B B

Phó chi cục trưởng (1) Đại học B B

Phó chi cục trưởng (2) Đại học B B

Phó đội trưởng đội

kiểm soát Đại học B B

Phó đội trưởng đội thủ

tục Chàng Riệc Đại học B B

Phó đội trưởng đội tổng hợp Đại học B B Phó tổ trưởng tổ kiểm soát Đại học B A Nhóm công chức thừa hành 6 Cao đẳng 4 Đại học 7 A 3 B 6 A 4 B Công chức văn thư-

lưu trử, kho, quỹ và tài sản

Trung cấp A A

Nhân viên tin học Cao đẳng A

Báo cáo thực tập

Nhân viên bảo vệ Trung học phổ thông Nhân viên tạp vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn văn bản mô tả công việc thuộc tài liệu được kiểm soát của Chi cục) Số lượng Đảng viên là 19/22.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức

2.2. Thực trạng thực hiện quy trình thủ tục Hải quan dối với hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu tại chi cục Hải quan Xa Mát

2.2.1. Thực hiên quy trình thủ tục Hải quan nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Thái sơn

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái sơn chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (NSXXK).

Nguyên liệu mà doanh nghiệp nhập là: Hạt điều chưa bóc vỏ, mã số hàng hoá là 0801310000, xuất xứ Cambodia (KH), số lượng 70.000 kg, đơn giá 19.200 đồng. thuế suất 5% hàng SXXK không chịu thuế GTGT theo Nghị định 123/NĐ-CP ngày 08/12/2008

Công chức Hải quan thực hiện các bước sau:

Nội dung thực hiện Trách nhiệm Kết quả thực hiên

Bước 1:

Tiếp nhận hồ sơ

Công chức tiếp nhận đăng ký. 2. Nhập mã số thuế của doanh

nghiệp 3900380864, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai.

-Công chức tiếp nhận đăng ký.

Doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký tờ khai. -Tiếp nhận dữ liệu do người khai

hải quan khai vào hệ thống: công

-Công chức tiếp nhận

Báo cáo thực tập

chức tiếp nhận kiểm tra thông tin của người khai Hải quan về nguyên vật liệu nhập khẩu với mặt hàng hạt điều chưa bóc vỏ, trên bảng danh mục ( mẩu 06/DMNVL-SXXK ).

3. Chấp nhận dữ liệu để hệ thống tự phân luồng hồ sơ, cấp số tờ khai.

-Công chức tiêp nhận.

-Hệ thống cấp số tờ khai là 123.

4. Đăng ký tờ khai -Công chức tiếp

nhận đăng ký.

-Ghi số tờ khai là 123 lên tờ khai, ký đóng dấu công chức vào ô cán bộ đăng ký trên tờ khai và danh mục và trả lại cho Doanh nghiệp 01 bản, Hải quan lưu 01 bản. 5. In lệnh hình thức mức độ kiểm

tra, đề xuất mức độ kiểm tra.

-Công chức tiếp nhận đăng ký.

-Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ Hải quan

6. Kiểm tra hồ sơ hải quan: kiểm tra số lượng, chủng loại, kiểm tra tính dồng bộ của bộ hồ sơ, kiểm tra chính sách mặt hàng và mã số hàng hoá, kiểm tra thông tin về người khai Hải quan khai về danh mục nguyên liệu.

-Nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in chứng từ ghi số thuế phải thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ.

-Kết quả hồ sơ hợp lệ - Trong thời hạn 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ số tiền

67.200.000 đồng, ký tên đống dấu công chức vào

7. Duyệt hình thức mức độ kiểm tra.

-Phó chi cục trưởng -Kiểm tra chi tiết 8. Nhập thông tin trên lệnh vào

hệ thống và xử lý kết quả sau khi được lãnh đạo duyệt.

-Công chức kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ

-Ký tên, đóng dấu công chức vào tờ khai

9. Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan và chuyển sang bước 3 vì lô hàng được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

-Công chức tiếp nhận đăng ký.

-Ký tên, đóng dấu công chức vào ô 38 tờ khai hải quan “Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan”

Báo cáo thực tập

Bước 3:Thu lệ phí Hải quan, đóng dấu đã làm thủ tục Hải quan và trả tờ khai cho người khai Hải quan, bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập

-Công chức thu thuế, và lệ phí Hải quan

-Thu lệ phí Hải quan là: 20.000 đồng, và đưa cho Doanh nghiệp một liên, đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” lên tờ khai Bước 4: Phúc tập hồ sơ -Công chức phúc tập hồ sơ -Hồ sơ đủ, không phát hiên sai phạm.

2.2.2. Thủ tục đăng ký định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu

Địa điểm đăng ký định mức là Chi cục Hải quan Xa Mát

Thời gian thực hiện là trước khi xuất lô hàng của nguyên liệu nhập khẩu đầu tiên.

Nội dung thực hiện Trách nhiệm Kết quả

- Tiêp nhận bảng đăng ký định mức

-Kiểm tra việc Doanh nghiệp khai các tiêu chí trên bảng đăng ký định mức

-Ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào bảng đăng ký định mức

-Ký tên, đóng dấu công chức vào 02 bản

-Trả Doanh nghiệp 01 bản, còn 01 bản Hải quan lưu.

-Công chức tiếp nhận bảng đăng ký định mức

07/5/2010

-Ký tên, đóng dấu công chức

2.2.3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm

Doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan xuất khẩu sản phẩm, tại chi cục Hải quan Xa Mát, nhưng hàng được chuyển cửa khẩu, cửa khẩu xuất hàng là cảng Cát lái (KV1). Sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu là nhân Hạt điều các loại đã qua chế biến, mã số 0801320000 số lượng 7,597,5 kg, hàng xuất theo tờ khai 123/NSX/HQXM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung thực hiện Trách nhiệm Kết quả

Tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp

Công chức tiếp nhận đăng ký

Báo cáo thực tập

2. Nhập mã số thuế của doanh nghiệp

3900380864, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai.

Công chức tiếp nhận đăng ký

Doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký tờ khai.

3. Chấp nhận dữ liệu để hệ thống tự phân luồng hồ sơ, cấp số tờ khai.

Công chức tiếp nhận. Hệ thống cấp số tờ khai là

110

4. Đăng ký tờ khai Công chức tiếp nhận Ghi số tờ khai là 123 lên tờ

khai, ký đóng dấu công chức vào ô cán bộ đăng ký trên tờ khai

5. In lệnh hình thức mức độ kiểm tra, đề xuất mức độ kiểm tra.

Công chức tiếp nhận đăng ký

Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ Hải quan.

6. Kiểm tra hồ sơ hải quan

Công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ

Kết quả hồ sơ hợp lệ 7. Duyệt hình thức mức

độ kiểm tra.

Phó chi cục trưởng. Kiểm tra chi tiết

8. Nhập thông tin trên lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả sau khi được lãnh đạo duyệt.

Công chức kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ.

Ký tên, đóng dấu công chức vào tờ khai.

9. Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan

Công chức tiếp nhận đăng ký

Ký tên, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan “Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan”

10. Thu lệ phí Hải quan, đóng dấu đã làm thủ tục Hải quan và trả tờ khai cho người khai Hải quan.

Công chức thu thuế, và lệ phí Hải quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu lệ phí Hải quan là: 20.000 đồng

11. Lập biên bản bàn giao hồ sơ giao cho chủ hàng

Công chức tiếp nhận đăng ký

Ký tên, đóng dấu công chức vào biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và giao cho doanh nghiệp 01 bản

12. Phúc tập hồ sơ Công chức phúc tập hồ

Hồ sơ đủ, không phát hiên sai phạm.

2.3. Tình Hình Hoạt Động

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CAO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN XA MÁT (Trang 30)