Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 67)

Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có biến động, những biến động đó tác động đến mọi thành viên của nền kinh tế Tuy nhiên, trong

3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

* Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới (2011-2015) trên cơ sở mục tiêu phát triển của ngành và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty dự kiến tập trung nâng cao năng lực thiết bị thi công phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ các công trình đang thi công và đấu thầu tiếp một số công trình lớn của ngành.

* Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

Căn cứ các yêu cầu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới (2011-2015) Công ty nên xác định mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh theo các định hướng sau:

- Cần xác định một cách rõ ràng mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của Công ty (Công ty sẽ có viễn cảnh như thế nào sau 15 hoặc 20 năm nữa, sẽ đạt được mục đích gì?). Dựa vào mục tiêu chiến lược để xác định mục tiêu tăng trưởng cho Công ty trong từng giai đoạn, hướng vào các thị trường mục tiêu nào? Việc thực hiện các mục tiêu trên vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho Công ty trước sự cạnh tranh của đối thủ để giữ vững vị thế

trên thị trường, đảm bảo sự độc lập tương đối về tài chính (không đạt được sự tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào).

- Tiếp tục tập trung đầu tư vào những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, công nghệ, đầu tư cho nguồn nhân lực để đảm bảo sự tương thích giữa trình độ công nghệ , thiết bị và trình độ nguồn nhân lực để tận dụng được năng lực thiết bị và khai thác được các tiềm năng của người lao động phục vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho sản phẩm.

Theo hướng này, cần đầu tư nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Muốn vậy Công ty phải quan tâm hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế tạo sản phẩm. Luôn phát huy sáng tạo trong thiết kế để có thể để lại dấu ấn ở mỗi sản phẩm, mỗi công trình Công ty đã thực hiện: có thể ở kiểu dáng độc đáo, kỹ thuật vượt trội, đáp ứng các yêu cầu về tiến độ của khách hàng hoặc sẵn sàng thoả mãn những yêu cầu thêm ngoài hợp đồng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các biện pháp hạ giá thành nhưng vẫn phẩi đảm bảo tỷ suất lợi nhuận theo đúng kế hoạch đã đề ra. Hiện nay các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của Công ty rất thấp. Tăng tỷ suất lợi nhuận là một yêu cầu cấp bách bởi tăng tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng tích lũy, tạo điều kiện cho Công ty tái đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Muốn vậy, mọi biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dù là biện pháp kỹ thuật, nhân sự hay quản lý đều phải đảm bảo được yêu cầu giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Tạo được thế mạnh về nguồn lực tài chính vì năng lực tài chính có tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu. Với những công trình đã thắng thầu, năng lực tài chính mạnh giúp cho Công ty hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tốt, đúng tiến độ thi công và nâng cao uy tín. Trong đấu thầu, năng lực tài chính là một trong những tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu. Một Công ty với năng lực tài chính mạnh có thể quyết định giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý.

- Năng lực cạnh tranh của Công ty còn được thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít trung gian, phương thức quản lý hiện đại và hiệu quả, luôn thích nghi được với yêu cầu của chủ đầu tư và mọi biến động của thị trường.

Để có được năng lực cạnh tranh cao, Công ty phải có được các nguồn lực và các kỹ năng cần thiết để khai thác các nguồn lực đó, phải có năng lực cần thiết để quản lý các nguồn lực một cách có hiệu quả. Các giải pháp không chỉ đơn thuần là sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh mà điều quan trọng là phải xem lợi thế đó kéo dài được bao lâu và làm thế nào để duy trì các lợi thế đó một cách lâu dài. Những lợi thế thường dễ bị bắt chước là các lợi thế dựa trên các nguồn lực hữu hình. Vì các nguồn lực này dễ dàng nhận thấy và có thể mua được. Còn các nguồn lực vô hình như thương hiệu, uy tín của Công ty rất khó bắt chước. Nhìn chung các nguồn lực dễ bị sao chép hơn là các năng lực. Do đó điều quan trọng là thiết lập được cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh lâu bền và duy trì được lợi thế cạnh tranh đó cho Công ty.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w