Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 72)

Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có biến động, những biến động đó tác động đến mọi thành viên của nền kinh tế Tuy nhiên, trong

3.2.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một việc làm không thể thiếu để tăng năng lực cạnh tranh cho Công ty. Trước hết Công ty cần lập kế hoạch chiến lược và quy hoạch nguồn nhân lực. Hiện nay, nguồn nhân lực của Công ty vừa thiếu lại vừa yếu. Dựa vào mục tiêu phát triển lâu dài và kế hoạch chiến lược về đầu tư máy móc thiết bị, yêu cầu thực tế của sản xuất, Công ty cần dự kiến được nhu cầu sử dụng lao động ở mỗi bộ phận, mỗi đơn vị thành viên trong từng giai đoạn phát triển. Từ nhu cầu đó, so sánh với nguồn nhân lực hiện có để xác định số lượng lao động cần tuyển dụng và cần đào tạo lại.

Để có một cơ cấu lao động tối ưu, phù hợp yêu cầu của sản xuất kinh doanh, cần tiêu chuẩn hóa lao động trong toàn Công ty. Mỗi ngành nghề, vị trí công tác lại đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn khác nhau. Tiêu chuẩn về lao động phải được cụ thể với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của mỗi bộ phận.

Công ty có thể tuyển dụng từ hai nguồn: nguồn bên trong và nguồn bên ngoài tùy thuộc yêu cầu đối với lao động cần tuyển. Tuyển dụng từ nguồn bên trong là việc Công ty lựa chọn trong số lao động hiện có những người có năng lực mà chưa được sử dụng đúng khả năng, sở trường của họ, đặt họ vào vị trí làm việc mới để khai thác những tiềm năng đó. Phương pháp tuyển này có thuận lợi là những người lao động đó đã quen với phong cách, điều kiện làm việc và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, họ đã nắm được các quy định, nội quy, sẽ thuận lợi hơn khi bắt tay vào công việc, không cần có thời gian thích nghi với môi trường làm việc mới. Nguồn bên ngoài là việc Công ty tuyển dụng những lao động bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp này giúp Công ty có nhiều cơ hội lựa chọn trong một lực lượng lao động đa dạng phong phú, nhiều trình độ khác nhau, từ đó tuyển dụng được những lao động có trình độ, có năng lực, hiểu biết sâu rộng hơn

trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà họ đã từng biết hoặc từng trải qua, họ có thể mang đến cho Công ty một không khí, một phương pháp làm việc mới hơn, hiện đại hơn.

Cùng với tuyển dụng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Công ty cần quan tâm tới đào tạo và đào tạo lại. Đây là một công việc có vai trò quan trọng trong sử dụng lao động vì đào tạo và đào tạo lại sẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động giúp họ dễ dàng hòa nhập vào guồng máy của Công ty hơn. Nhất là cần quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nếu họ có tay nghề vững vàng và ý thức trách nhiệm cao trong công việc Công ty có thể không cần tăng cường kiểm tra giám sát họ, giảm đội ngũ trung gian để giảm chi phí gián tiếp mà vẫn đảm bảo hiệu quả mong muốn.

Bên cạnh đó cần xây dựng một đội ngũ quản lý giỏi có kiến thức tổng hợp để điều hành, biết nghệ thuật kinh doanh để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt linh hoạt kịp thời ứng phó với mọi biến động của thị trường.

Công ty nên tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có, phát hiện những người có năng lực bố trí họ vào những công việc phù hợp trình độ khả năng của họ. Đa dạng hóa các kỹ năng, đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều động nội bộ sẽ giảm được chi phí tuyển dụng và thuyên chuyển công tác.

Việc xây dựng một chế độ trả lương thích hợp, có đãi ngộ thỏa đáng với những lao động tích cực có nhiều sáng kiến, những lao động có trình độ chuyên môn cao, những chuyên gia giỏi cũng cần được quan tâm thực hiện. Bởi tiền lương có vai trò đòn bẩy rất mạnh mẽ, ngoài việc đảm bảo ổn định đời sống gia đình người lao động, mức lương được hưởng còn cho thấy vai trò vị trí của người lao động trong đơn vị và cho thấy sự đánh giá cao, sự công nhận những thành tích họ đã đạt được của Công ty. Đó là nguồn khích lệ quan trọng tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn, gắn bó hơn với Công ty.

Tuy các chính sách trả lương của Công ty chỉ có tính chất định hướng, quy định chung còn tiền lương thực tế trả cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc kết quả sản xuất

kinh doanh của mỗi đơn vị thành viên nhưng cũng cần có những quy định về mặt bằng tiền lương chung trong toàn Công ty, mức thu nhập trả cho người lao động không được quá chênh lệch giữa các đơn vị thành viên, từ đó thúc đẩy các đơn vị làm ăn kém hiệu quả phấn đấu tìm nhiều việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 72)