MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 78)

Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có biến động, những biến động đó tác động đến mọi thành viên của nền kinh tế Tuy nhiên, trong

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt đã hạn chế khả năng tìm kiếm lợi nhuận nên các doanh nghiệp thường tìm mọi cách giảm bớt cạnh tranh, né tránh cạnh tranh. Tình hình đó làm hiệu năng của cả hệ thống kinh tế thị trường bị kém đi, Nhà Nước có vai trò quan trọng là tạo lập môi trường cạnh tranh, duy trì cạnh tranh trong khuôn khổ pháp lý, chính sách, chế độ do Nhà Nước đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay các bộ

luật, các chính sách chế độ còn một số vấn đề bất cập chưa phù hợp với sự phát triển nói chung và quá trình hoạt động, phát triển của ngành cơ khí và xây dựng nói riêng.

Thứ nhất: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi đội ngũ

nhân lực lành nghề. Hiện nay ở Việt Nam thiếu rất nhiều những công nhân được đào tạo bài bản và hiện đại, có tay nghề chuyên môn cao đòi hỏi Nhà Nước quan tâm mở rộng và tăng năng lực hoạt động cho các trường dạy nghề để họ cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, có cơ chế động viên các trường đại học tích cực đào tạo các kỹ sư giỏi về cơ khí chế tạo, quản lý và chỉ đạo công trình lớn, các dự án công nghiệp quan trọng. Cần hoàn thiện thể chế của thị trường sức lao động, kích thích di chuyển nguồn nhân lực, tạo sức ép buộc họ phải nâng cao tay nghề và trình độ để đảm bảo việc làm, thu hút tài năng trong xã hội và đào thải những người không thích ứng được.

Thứ hai: Nhà Nước đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm tạo chỗ dựa cho

các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường quốc tế. Xúc tiến thương mại là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Xét ở tầm vĩ mô, xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như những hiểu biết cần thiết về thị trường nước ngoài. Nhà Nước cần nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về lĩnh vực này và có các biện pháp hỗ trợ thông qua con đường ngoại giao. Nhà Nước có thể lập các văn phòng đại diện, các cơ quan thương vụ, hội đồng tư vấn xuất khẩu ở nước ngoài tại các thị trường điểm, các khu vực kinh tế lớn. Xây dựng hệ thống chính sách và các biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ở nước ngoài như khuyến khích doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài những đại lý phân phối hàng hóa, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày sản phẩm,… Nhà Nước có thể tổ chức nghiên cứu học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý của một số tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới để sắp xếp và hoàn thiện bộ máy của hệ thống xúc tiến thương mại ở Việt Nam.

Thứ ba: Thông tin là đầu vào tất yếu của quá trình kinh doanh, doanh nghiệp nào

có thông tin nhanh nhất, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. Có đầy đủ thông tin và xử lý đúng đắn thông tin là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào? Đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế trong tổ chức tiếp cận thông tin thị trường trong nước và quốc tế, các nguồn thông tin còn phân tán, không hệ thống và không mang tính chuyên nghiệp. Mọi doanh nghiệp Việt Nam dù ở quy mô nào khi thu thập thông tin đều bắt đầu từ con số không, thu thập những thông tin cơ bản nhất rồi mới đến các thông tin chuyên ngành dẫn đến rất tốn kém mà chưa chắc đã hiệu quả. Nếu Nhà Nước đứng ra cung cấp phần thông tin nền này sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản đáng kể. Nhà Nước có thể đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bằng cách hình thành các trung tâm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin trong nước, khu vực và thế giới. Qua đó cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực như thông tin kinh tế, thông tin khoa học kỹ thuật,…Đây là một bước để công khai hóa thông tin và giảm chi phí xã hội.

Thứ tư: Một vấn đề được quan tâm hàng đầu của Nhà Nước ta hiện nay là việc

hoàn thiện chính sách thuế và công cụ thuế. Thuế luôn được coi là một khoản chi phí của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến giá cả và năng lực cạnh tranh. Chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay thường xuyên thay đổi, đặc biệt là thuế nhập khẩu làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như ngành cơ khí. Chính sách thuế cho phép miễn thuế đối với nhập khẩu thiết bị đồng bộ, trong khi trong nước tự sản xuất thiết bị cho dây chuyền đồng bộ vẫn phải đóng thuế nhập khẩu vật tư thiết bị. Như vậy đã trói buộc nhà sản xuất cơ khí trong nước và lại tạo điều kiện cho nhập khẩu những thiết bị trong nước có thể sản xuất được. Nên chăng Nhà Nước có cơ chế miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ chế tạo cơ khí trong nước. Nhà Nước nên tích cực cải cách hệ thống thuế và phí nói chung để giảm gánh nặng cho

doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch của hệ thống thuế. Chính sách thuế cần khuyến khích đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Nhà Nước thực hiện hỗ trợ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng. Công cụ thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển chứ không phải là công cụ tận thu vắt kiệt nguồn lực của doanh nghiệp. Chính sách thuế cần được hoàn thiện theo hướng khắc phục thất thu và lạm thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

Thứ năm: Nhà Nước cần có các chính sách giúp doanh nghiệp giải quyết các

vướng mắc về vốn. Các doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức như gọi vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, tín phiếu. Cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, các chính sách của Nhà Nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn trực tiếp, gián tiếp và các nguồn vốn khác.

Với vai trò là người nhạc trưởng điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nếu Nhà Nước thiết lập được một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định, tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, tiếp tục cải thiện chính sách đầu tư, đảm bảo tính minh bạch hiệu quả của hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp, mỗi thành viên của nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập một cách thuận lợi vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hòa cùng xu thế hội nhập và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề đang được quan tâm ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, Công ty càng cần xây dựng cho mình năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững để đi trước một bước so với đối thủ và giành phần thắng trong cạnh tranh. Dựa trên thực trạng của Công ty và tình hình môi trường bên ngoài, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đưa ra theo phương châm góp phần tạo dựng cho Công ty những nguồn lực độc đáo, khó sao chép và có giá trị, đồng thời tăng cường khả năng khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó

kiến nghị một số vấn đề với các cơ quan quản lý Nhà Nước nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và mở rộng thị trường cho Công ty cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành cơ khí và xây dựng. Mỗi doanh nghiệp có những điều kiện đặc thù riêng, có khả năng khai thác cơ hội khác nhau và có thể được hưởng lợi ở những mức độ không giống nhau từ sự thuận lợi của môi trường vĩ mô, doanh nghiệp nào khai thác cơ hội tốt hơn sẽ có năng lực cạnh tranh mạnh hơn trên thương trường. Các giải pháp đã đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của Công ty và có những đóng góp xứng đáng vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 24 em đã được tiếp xúc với môi trường làm việc, được tìm hiểu thêm về cạnh tranh trong doanh nghiệp. Qua đó, em hiểu rõ hơn về những kiến thức đã học ở trường, thấy được tầm quan trọng của cạnh tranh. Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bới vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công tỷ Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 24 nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Để tiếp tục tăng trường và phát triển bền vững, Công ty cần phấn đấu giải quyết các hạn chế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội và đối mặt với thách thức của nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 24, mặc dù đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGSTS.Phan Thị Nhiệm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc công ty, đặc biệt là của các cán bộ trong phòng kế hoạch-kỹ thuật công ty nhưng luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cùng với sự đóng góp của các cán bộ trong phòng kế hoạch-kỹ thuật công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Hà Nội,ngày 02 tháng 05 năm 2012

Sinh viên Nguyễn Ngọc Thư

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 24 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w