4- Lợi nhuận từ công trình đem lại: 4.708.952.15 0đ
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra:
Ngoài những điểm mạnh, năng lực cạnh tranh của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần tìm đúng nguyên nhân để có phương hướng khắc phục.
-Tuy chất lượng sản phẩm có tăng nhưng chưa đồng đều ở tất cả các khâu. chất lượng mới tăng ở khâu thiết kế và một số công đoạn thi công có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
-Trong quá trình đấu thầu, các công trình dự án mặc dù Công ty không chọn phương pháp cạnh tranh bằng cách phá giá để thắng thầu nhưng giảm giá để tăng sự hấp dẫn của hồ sơ thầu vẫn là yêu cầu quan trọng. Một số trường hợp, mặc dù Công ty đã hạ được giá đấu thầu xuống thấp hơn giá tính theo định mức chi phí của ngành nhưng nhìn chung vẫn còn cao, chưa đảm bảo yêu cầu cạnh tranh lâu dài.
Các điểm mạnh hiện có của Công ty chỉ có tính nhất thời, không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững có thể củng cố và nâng cao vị thế của Công ty.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể được khái quát như sau:
Một là: Máy móc thiết bị hiện có của Công ty còn thiếu nhiều và không đồng bộ,
hệ số hao mòn lớn. Cùng với máy móc cũ là trình độ công nghệ của các thiết bị đó cũng rất lạc hậu dẫn tới năng suất chất lượng thấp. Có một số máy tiện, phay CNC máy hàn tự động được coi là mới và hiện đại so với Công ty nhưng cũng là những công nghệ của trên dưới 10 năm trước. Theo tính toán của các chuyên gia kỹ thuật thì chu kỳ công nghệ của một thiết bị là 5 năm, nghĩa là cứ khoảng sau 5 năm là công nghệ đó đã trở thành lạc hậu và cần phải thay thế, như vậy phần lớn máy móc thiết bị của Công ty đã lạc hậu ít nhất hai đến bốn chu kỳ công nghệ so với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay.
Biểu 2.5 Tình hình tài sản cố định hữu hình của Công ty năm 2010 (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NGUYÊ N GIÁ HAO MÒN LUỸ KẾ GIÁ TRỊ CÒN LẠI HỆ SỐ HAO MÒN 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 18.514 11293.5 7220.5 61% 2 Máy móc thiết bị 31.002 16400 14602 52,9%
3 Phương tiện vận tải 10.344 5803 4541 56,1%
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 944 621.1 322.9 65,8%
Tổng 60.804 34117.6 26686.4 56,2%
(Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24)
Máy móc thiết bị phục vụ thi công của Tổng Công ty hiện đại hơn nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Những năm gần đây, Tổng Công ty đã cố gắng đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ mới nhưng mới chỉ đầu tư từng phần theo kiểu thiếu đâu mua đấy chứ chưa xây dựng được một chiến lược đầu tư dài hạn cho máy móc thiết bị và công nghệ. Để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, các công trình cây dựng hiện nay có xu hướng đồ sộ hơn, kỹ thuật cao hơn… nên máy móc phục vụ thi công, nhất là thiết bị chuyên dùng cần phải đầu tư lớn thì mới đủ năng lực đấu thầu và thi công nhưng nếu đầu tư những thiết bị hiện đại, thế hệ mới, mới 100% thì cần vốn rất lớn, tiền khấu hao thiết bị cũng lớn, giá thành công trình không chịu được. Hơn nữa thiết bị càng hiện đại càng đòi hỏi tính đồng bộ và trình độ sử dụng, trình độ quản lý tiên tiến và Công ty sẽ rất khó đáp ứng được các yêu cầu này ngay lập tức. Vì vậy Công ty đã đầu tư phần lớn là các máy móc thiết bị đã qua sử dụng và thế hệ công nghệ vừa phải để lượng vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng thực tế cũng chưa có ai nghiên cứu, so sánh và tổng kết hiệu quả thực sự của biện pháp này chỉ biết rằng quá trình quản lý khai thác sử dụng thiết bị cũ không đảm bảo tái sản xuất lâu dài và không đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh do thiếu tính đồng bộ và sự chuẩn hoá.
Hai là: Trình độ nguồn nhân lực và năng lực quản lý còn hạn chế.
Hiện nay nguồn nhân lực của Công ty vừa thiếu lại vừa yếu. Những lao động có tay nghề, chuyên môn nhưng đã quá tuổi khó đào tạo lại để thích ứng với kỹ thuật mới. Lực lượng lao động trẻ tay nghề cũng không đồng đều lại chỉ là những công nhân được đào tạo sơ sài tại các trường nghề hoặc vừa học vừa làm nên trình độ tay nghề không cao. Việc Công ty phải thường xuyên thuê thêm lao động thời vụ tại địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ thi công và rất bị động trong điều hành sản xuất.
Hiện nay, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động của Công ty, trong đó có một số không nhỏ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp cần được đào tạo lại để đáp ứng các yêu cầu của công việc nhưng chưa được Công ty quan tâm thực hiện tích cực.
Ba là: Các công trình dự án Công ty tham gia hầu hết là nguồn vốn Ngân sách
được áp dụng phương pháp thanh toán theo định mức và đơn giá xây dựng của Nhà Nước và địa phương thủ tục rất phức tạp và cứng nhắc. Hàng năm, Công ty phải vay Ngân hàng rất nhiều dẫn tới số tiền lãi vay phải trả lớn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức đối chiếu và thu hồi công nợ với bên ngoài chưa tốt nên nợ tồn đọng mỗi năm một tăng, các khoản phải thu nội bộ ở một số đơn vị thành viên chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng chủ đầu tư (bên A) nợ dây dưa, thanh toán chậm tuy là lý do khách quan nhưng các đơn vị trực tiếp theo dõi và tham gia thi công cũng có một phần trách nhiệm.
Bốn là: Bộ máy quản lý vẫn đang được bổ sung và hoàn thiện, địa bàn hoạt động
lại quá rộng, nhiều công trình ở vùng sâu, vùng xa nên công tác quản lý tiến độ và chất lượng gặp khó khăn và hiệu quả thấp.
Thực trạng trên dẫn tới năng lực cạnh tranh của Công ty chưa cao. Từ việc xác định được các nguyên nhân của những hạn chế, Công ty có thể tìm ra các giải pháp kịp
thời và có hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài.
Trong bối cảnh hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề cấp thiết đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 24. Nhu cầu về cơ khí thủy công và thi công các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước rất lớn. Trước đây có rất ít đơn vị trong và ngoài bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tham gia lĩnh vực này. Tổng công ty gần như độc quyền với uy tin lâu năm và các điều kiện thuận lợi mà bộ và Chính Phủ dành cho. Hiện nay điều kiện đó đã không còn, thị trường cơ khí và xây dựng đã được mở cửa cạnh tranh tự do giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kể cả khi ra đời cơ chế giao thầu 797, Công ty cũng phải chứng tỏ được năng lực thực sự của mình về mọi mặt ( trang thiết bị và công nghệ, nhân lực , tài chính, kinh nghiệm…) mới hy vọng được giao thầu. Trong tình hình đó nếu Công ty vượt lên được thì sẽ tồn tại và phát triển, nếu không sẽ tự đào thải mình. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hiểu rõ các nguồn lực hiện có và mục tiêu phát triển, cần có những phương hướng cụ thể rõ ràng từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.