Thương mại điện tử đã và đang trở thành một xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng của lượng người sử dụng Internet góp phần đưa thương mại điện tử trở thành công cụ để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, nâng cao sức cạnh tranh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các hoạt động thương mại điện tử ngày càng đa dạng về hình thức và phức tạp về tính chất đòi hỏi phải có khung pháp lý quản lý phù hợp với loại hình này.
Một số khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại điện tử :
• Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (NĐ 52) do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 16/5/2013. NĐ 52 quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động Thương mại điện tử áp dụng với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam.
• Thông tư số 12/2013/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành ngày 20/6/2013 quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website Thương mại điện tử-gọi tắt là Thông tư 12
• Nghị định 185/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/11/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trong đó có 5 điều liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thương mại điện tử.
Ngoài ra còn rất nhiều khung pháp lý liên quan đến các hoạt động TMĐT.Tuy nhiên, theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, thực tế TMĐT tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều hình thức bán hàng qua mạng khác nhau, cần thiết phải có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Vì vậy việc nhà nước đưa ra khung pháp lý cho
thương mại điện tử giúp tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia, giúp các giao dịch thương mại điện tử diễn ra một cách lành mạnh, an toàn .