Hiện nay, quảng cáo trực tuyến đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng khác phổ biến vào hoạt đọng kinh doanh của mình, đặc biệt là khi hệ thống công nghệ thông tin và mạng Internet ở nước ta ngày càng được mở rộng đồng thời có sự ủng hộ, hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước.
Ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020. Quyết định 689/QĐ-TTg với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực Thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa Thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự hỗ trợ từ phía nhà nước hứa hẹn một sự phát triển nhanh chóng của Thương mại điện tử trong thời gian tới.
Số lượng người sử dụng internet gia tăng là điều kiện để các hoạt động quảng cáo trực tuyến dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng, với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Cụ thể, tính tới tời điểm tháng 12/2013 Việt
Nam có hơn 33 triệu người sử dụng Internet, đứng thứ 7 Châu Á về số người dùng Internet. Người dùng sử dụng internet để đọc tin tức, sử dụng trang tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, nghiên cứu phục vụ cho học tập,làm việc, chat, email…
Theo kết quả trên, ta thấy số lượng người cần tìm kiếm thông tin chiếm một lượng không nhỏ. Đây chính là xu hướng phát triển trong thời buổi công nghệ hiện đại, đây chính là cơ hội lớn cho thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển, đồng thời kéo theo sự phát triển của các hoạt động quảng cáo trực tuyến.
Các doanh nghiệp Việt Nam không phải là những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Do vậy, các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm và kế thừa các thành tựu của các doanh nghiệp đi trước trên thế giới trong thời đại công nghệ thông tin không biên giới này mà không phải mất chi phí.
Bên cạnh những lợi thế trên các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số khó khăn như hạ tầng công nghệ, môi trường pháp lý và các chính sách, tuy đã được nhà nước quan tâm song nó vẫn còn nhiều hạn chế như mạng Internet vẫn còn chậm và hay tắc nghẽn, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các chính sách chưa tác động sâu và kịp thời, đặc biệt là vấn đề về nguồn nhân lực cho thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến còn yếu kém.