0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TOYOTA QUẢNG NINH (Trang 30 -30 )

B n giám đốc

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Quảng Ninh.

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH 1 thành viên Toyota Quảng Ninh:

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH 1 thành viên Toyota Quảng Ninh

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổng hợp)

Kế toán trƣởng:

 Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.

 Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.

 Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá ch nh xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.

 Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.

 Tổ chức đánh giá, phân t ch tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn Công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong

Kế toán trƣởng Kế toán tiền lƣơng kiêm thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán hàng tồn kho Kế toán bán hàng Thủ kho Kế toán tài sản cố định

31

kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.

 Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí Công ty, các đơn vị phụ thuộc Công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi ph , đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết quả phân t ch và đánh giá.

Kế toán tiền lƣơng kiêm thủ quỹ:

 Là người chịu trách nhiệm về công tác lương và thủ quỹ của doanh nghiệp. Về tiền lương, hàng ngày kế toán chấm công, cuối tháng tiền hàng kế toán tiền lương phải trả, trích lập các quỹ bảo hiểm cho người lao động và quản lý chi các quỹ đó. Về công việc thủ quỹ, kế toán là người phụ trách việc theo dõi tình hình thu, chi các nghiệp vụ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và xuất các chứng từ cần thiết: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi. Cuối ngày thủ quỹ phải cập nhật sổ kiểm kê quỹ chốt số tiền tồn quỹ đối chiếu tiền mặt thực tế với sổ kế toán tiền mặt.

Kế toán bán hàng:

 Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kì về cả giá trị và số lượng hàng bán của từng mặt hàng.

 Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp thúc đẩy quá trình bán hàng .

Kế toán công nợ:

 Kiểm tra, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình công nợ với nhà cung cấp và với khách hàng. Đối với nhà cung cấp, kế toán cần theo dõi các chứng từ hóa đơn của nhà cung cấp, đối chiếu sổ sách. Cuối tháng kế toán thực hiện xác nhận công nợ với nhà cung cấp và trình lên Tổng Giám Đốc thực hiện thanh toán. Đối với công nợ phải thu khách hàng, cuối tháng kế toán soát lại các chứng từ, hóa đơn bán ra, gửi bảng kê chi tiết công nợ khách hàng và đề nghị khách hàng thanh toán.

Kế toán hàng tồn kho:

 Phải tuân thủ nguyên tắc về thủ tục chứng từ nhập xuất vật tư, hàng hóa, ghi chép, phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời tình hình biến động của hàng tồn kho, trên cơ sở đó ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những hành vi tham ô, thiếu trách nhiệm làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp.

 Tổ chức hợp lý kế toán chi tiết hàng tồn kho, kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản vật tư, hàng hóa với kế toán chi tiết vật tư, hàng hóa ở phòng kế toán.

32

 Xác định đúng đắn giá gốc của hàng tồn kho để làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ kho:

 Hỗ trợ kế toán hàng tồn kho trong việc quản lý hàng hóa trong kho, thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi hàng hóa trong kho về mặt số lượng.

Kế toán TSCĐ:

 Theo dõi tăng giảm TSCĐ của Công ty. Tính toán trích và phân bổ khấu hao của TSCĐ theo tỷ lệ quy định, tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, phân tích cụ thể tình hình sử dụng TSCĐ ở Công ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TOYOTA QUẢNG NINH (Trang 30 -30 )

×