VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu luận văn Các nhân vật Chèo trong các vở Chèo từ truyền thống đến hiện đại chỉ dưới góc nhìn văn hóa (Trang 115)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

4.1. VĂN CHƯƠNG

Kể cả trong kịch bản và trên sân khấu thì những lời nói - nói thường - nói lối, những làn hát vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc mà các nhân vật Chèo thể hiện thì đều là một hình thái văn hóa phi vật thể. Hình thái ấy được cụ thể hóa bằng văn chương - nhưng là văn chương đầy tính dân gian - và tất nhiên trong quá trình phát triển của mình, thứ văn chương ấy lại có xu thế bác học hóa với sự du nhập của những yếu tố Hán học (Tào Mạt tiếp thu Đường Thi, Luận ngữ) và của Tây học (Chèo Nguyễn Đình Nghị). Nhưng dù có tiếp thu những yếu tố bác học thì về cơ bản văn chương Chèo vốn là văn chương dân gian, một loại hình đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Nhân vật trên sân khấu kịch hát hay kịch nói đều bị chi phối bởi ngôn ngữ đối thoại. Thông qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mà cuộc sống được diễn tả bằng hành động trong xung đột. Đó chính là đặc điểm cốt tử mà nhân vật của mọi nghệ thuật sân khấu dù ở thời cổ đại hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây đều phải ghi nhận. Có điều, sự thể hiện khác biệt giữa các hình tượng lại phụ thuộc vào phong cách độc đáo, trước hết là vào ngôn ngữ của từng thể loại, từng trường phái nghệ thuật.

GS. Cao Huy Đỉnh trong khi bàn về vấn đề ngôn ngữ và khái quát lại các loại hình thể tài văn học dân gian đã khẳng định các loại hình thể tài chính

là những khuôn mẫu ổn định cuối cùng của nếp nghĩ dân tộc, hay nói rộng ra là của truyền thống tư tưởng thẩm mỹ dân tộc. Theo ông, văn học trò diễn

(trong đó có Chèo) là tổ hợp của cả ba loại văn học kể chuyện đời, văn học phô diễn tâm tình văn học đúc kết kinh nghiệm thực tiễn [13, tr. 264].

Chúng tôi cho rằng, điểm đặc sắc đáng kể nhất của ngôn ngữ văn chương trong Chèo trước hết bắt nguồn từ tiếng nói dân tộc, với những thanh điệu, ngữ điệu đặc biệt của nó trong lối nói ví von vần vè, trong lời ca tiếng hát tự nhiên hàng ngày của nhân dân. Đúng như nhà ngôn ngữ học người Italia A. Pazzi viết trong một cuốn sách rằng: "Người Việt nói như hát", vì tiếng Việt có nhiều âm thanh, khi nói lên nghe trầm bổng giống như hát vậy. Văn chương trong kịch bản Chèo đã hội nhập được hầu như tất cả những mặt nội dung của tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca... nên có một ý nghĩa và phong vị riêng rất độc đáo. Nhưng không chỉ là ở ý nghĩa và phong vị, mà quan trọng hơn, là sự hòa nhập của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian - chính ngôn ngữ dân gian đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật, nó khiến cho nhân vật Chèo gần gũi với người xem hơn. Nét đặc sắc của ngôn ngữ nhân vật kể chuyện trong Chèo trước hết phải kể đến tính biểu trưng cao. Dùng ngôn ngữ dân gian để khẳng định triết lý của kịch bản hay là bộc lộ trước xu hướng tư tưởng qua tính cân xứng rất điển hình của tiếng Việt. Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ có cấu trúc hai vế đối xứng (trèo cao/ ngã đau; ăn vóc/ học hay...), ví như ý tứ của câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Nhân nào quả ấy.

Văn chương trong Chèo hiện đại, lời nói thường cũng chứa đầy chất thơ. Lời thơ dường như là máu thịt đối với các thế hệ tác giả Chèo trước đây: câu ngâm sổng của nhân vật Lưu Bình do Hàn Thế Du viết trải qua bao năm tháng vẫn được người xem ghi nhớ. Với một bài hát Sa lệch chênh - Hạt tấm làng Mai, Lưu Quang Thuận đã phải thức trọn một đêm trắng... Rồi những lời

thơ câu văn của Trúc Đờng, Tào Mạt, Hà Văn Cầu trong các kịch bản Chèo trước đó đã tạo nên biết bao nhiêu xúc động cho người xem.

Nói đến văn thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận lại nhớ đến lời cô Tấm:

"Ta như hoa đồng cỏ nội

Như áo năm thân như lược giắt đầu Không kẻ nào giết nổi ta đâu

Ta sống mãi như đồng hoa suối nước"...

Ông viết những câu văn ấy không phải để khẳng định ông nhưng nó chính là lời khẳng định cái tâm, cái tài, cái hồn của người cầm bút.

Hay lời Hoàng tử:

"Chim ở chốn non ngàn chim đến Hay chim nơi đồng nội chim về Chim hót lời trầm bổng tái tê Càng lảnh lót càng đau nhức nhối Duyên đã đứt bao giờ lại nối Nghĩa một đời đâu dễ mờ phai

Chim xuống gần nhau đỡ quạnh ngày dài Chim hãy đậu cành mai chớ sang cành liễu".

Nếu không phải nhà thơ với vốn sống, vốn văn hóa dân gian cực kỳ phong phú không đắm mình vào sống cùng nhân vật thì sao có thể viết được những trang thơ đầy ắp tình người.

Văn chương Tào Mạt đầy ắp tư tưởng cách mạng và triết học phương Đông với tình nhân ái dân tộc. Ở đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái tinh túy, hàm súc của văn chương Hán nôm với cái bình dị sáng trong của ca dao,

tục ngữ. Nó chở được nỗi lòng da diết, xót xa mà hừng hực lửa của người cầm bút đã được nâng lên đến tầm triết học. Có thể trích được rất nhiều câu, nhiều đoạn của ông. Ví như tâm trạng của Ỷ Lan trước vầng trăng tỏ:

"Thương ơi

Bể khổ mênh mông từ lâu đã rõ Cây càng cao càng cả gió lay Chuyện ghen tài ghét đức xa nay Dẫn dắt bởi chữ danh, chữ lợi. ...

Nay mai con ta sẽ lên ngôi Hoàng đế Cũng sẽ cầm cân nảy mực muôn nhà Nếu nghĩ làm vua chỉ để hưởng vinh hoa Thì chữ họa luôn kề bên chữ phúc.

...

Tiếng lá rụng gió lùa trên ngọc điện Trăng vàng gieo mặt nước ao trong Hơi thu thấm giấc mơ màng

Nước hồ trong vắt như lòng chủ nhân...

Hoặc như Trần Đình Ngôn qua tiếng đàn của Thạch Sanh (vở Tiếng

đàn kỳ diệu) đầy ân tình:

Ơi tiếng đàn, hãy bay qua cửa ngục

Mang tình chung vang vọng đến muôn nơi Nhắn nhủ những ai mắt mờ mây phủ

Hãy sớm biết dẹp cơn binh lửa, cho tóc tang khỏi ngập muôn nhà Đây nước non ta, đã riêng một dải sơn hà

Muôn ngời như một quyết vì nước non. (...) Bay đi muôn ngả, vang xa muôn phương Tới chốn sa trường mặn nồng tình thương Ân nghĩa cao đẹp, sáng ngời vừng dương

Dắt ai thoát khỏi đêm trường, cải tà quy thiện theo đường nghĩa nhân.

Nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi tiễn Nguyễn Thị Lộ vào cung vua nhậm chức "Lễ nghi học sĩ".

Nguyễn Trãi:

"Người về, kẻ lại ra đi

Tình sâu là trọng ham gì hiển vinh ...Lấy ai làm bạn tâm tình

Ai gieo khúc Nguyệt cho mình lắng nghe Thơ sầu, nghiên cạn, bút se

Phòng văn lẻ bóng, buồng the vắng người Ai hay duyên trời

Những tưởng trong gang tấc Bỗng chốc thành xa vời Cuộc đời sao trớ trêu Đã bấy lâu thương yêu Mấy phong ba cũng liều.

Thị Lộ (...)

Xiết kể nhớ thơng khi đêm trường hiu hắt Thoảng vách quế gió vàng se sắt

Nơi cấm cung giá lạnh cô phòng Ngày đêm nhớ mong

Biết đem nỗi lòng Cùng ai chia sẻ Mòn mắt xa trông

Côn Sơn núi biếc mây hồng...

Câu hát về tình người, tình đời của bé Ngọc Hoa trong vở Lý Nhân

Tông học làm vua mang đậm phong cách ca dao:

"Em trách anh chàng ăn ở chấp chênh Em như thuyền thúng lênh đênh giữa dòng May ra trời lặng nước trong

Chẳng may sóng gió, cực lòng lắm anh chàng ơi"

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương bình dân và văn chương bác học trong những câu hát của Hề Hoạn:

"Ơn đức cao sâu nên tôi mới được mù lòa

Muôn ngàn thế giới nó mới nhập nhòa như dưới đáy ao ... Cô Mơ, cô Mận, cô Đào

Ba bốn cô đằng ấy, cô nào cũng xinh Quá yêu nhau nên bẻ lá, vin cành

Không bùa không thuốc sao tình anh say...

Ở những tình huống xung đột căng thẳng nhất của các nhân vật, lời văn giàu hình ảnh, đặc biệt sâu sắc của Tào Mạt đã khiến cho nhân vật được nhớ mãi:

"Con chim sắp chết cất tiếng kêu thương Con người sắp chết cất lên lời nói phải

Đối với những kẻ sai các chú làm điều ác phải cẩn thận Sẽ có lúc nó làm điều ác đối với các chú"

Lời văn như sự khái quát của tri thức sống, của nỗi niềm suy tư trăn trở và cảm xúc mạnh mẽ của tác giả. Và các yếu tố tâm, tài, trí đồng thời kết hợp tạo nên những câu nói, lời ca đạt tới đỉnh cao của giá trị văn chương trong tác phẩm Bài ca giữ nước của Tào Mạt.

Nhân vật Dương Vân Nga trong tác phẩm cùng tên của tác giả Trúc Đường cũng được viết bằng một áng văn bất hủ nói về tấm áo long bào:

Trình các bậc đại thần

Tiên hoàng đế ta từ cờ lau dựng nước Đem sơn hà thu một mối trong tay

Tấm long bào là tấm áo đầu tiên người Đại Cồ Việt dặm may Người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng đế!

(Nói sử)

Mỗi nếp áo còn sáng ngời khí thế Mỗi đường thêu còn rạng rỡ vẻ sơn hà Bao năm trời còn nguyên vẹn nét hoa áo tiên đế vẫn tươi màu gấm vóc.

(...) Quan Ngoại giáp ơi, có phải ta đã may nó Bằng xương máu rỏ ra ở Bình Kiều

Bằng gian truân những ngày Cửa Bố.

Những ngày ấy, chính quan Ngoại giáp đã một gươm một ngựa Cùng tiên quân tôi xông pha trong núi giáo rừng gươm

Tấm long bào, ôi, vật báu giang sơn

Quốc Công ơi! Có phải ta đã may nó bằng sấm dậy đất Phong Châu, lửa nung dòng Đỗ Động?

Những ngày ấy, chính Quốc công đã thúc vang hồi trống trận Cùng Tiên quân tôi xông vào vòng đạn lạc tên bay!...

Đúng như nhà thơ Tú Mỡ trong cuốn "Bước đầu viết Chèo" đã có một nhận xét khá thấu đáo: "Ngôn ngữ của Chèo cũng là ngôn ngữ thuần túy dân tộc với đặc tính: nôm na, mộc mạc, sáng sủa, lưu loát và nhiều hình ảnh. Tuy rằng có khi phải nói chữ, dẫn điển của Nho học trong những vai thầy đồ, nho sĩ, vua quan, hề đồng của nhà nho, nhưng phần nhiều lời văn của Chèo đại chúng, là lời của ca dao, tục ngữ"(1). Hoặc như nhận xét của các nhà nghiên cứu Chèo Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều: " Ngôn ngữ dân tộc ta vốn giàu hình tượng, màu sắc, đặc biệt giàu âm điệu với ý nghĩa thâm thúy phong phú, được hề Chèo sử dụng với trình độ tuyệt hảo"(2). Cái đẹp của lời Chèo là nhờ một phần của ca dao tục ngữ, như nhận xét của giáo sư Trần Bảng: "Ngôn ngữ Chèo long lanh những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ bác học đã được truyền tụng lâu đời"(3). Như vậy, có thể thấy, văn chương đã góp phần không nhỏ vào đặc sắc chung của một thể loại là văn hóa phi vật thể: Văn chương viết cho kịch hát, ở đây là Chèo - một kịch chủng thuần Việt.

Vậy mà trong một số vở Chèo hiện đại, có tác giả rất coi thường yếu tố văn chương, nhân vật của họ thoại toàn bằng những lời lẽ tầm thường, thậm chí ngay cả khi viết kịch bản từ tác phẩm Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mà trên sân khấu Chèo lời văn và lời thoại của các nhân vật thì lôm côm mách qué, hình tượng các nhân vật như Hồ Tôn Hiến lại biến thành một công tử thọt chân ngạo mạn với những lời lẽ rất phi văn hóa, được coi như kẻ tình

(1) Tú Mỡ, Bước đầu viết Chèo, Nxb Phổ thông, H Nà ội, 1960, tr. 6.

(2) Trần Việt Ngữ - Ho ng Kià ều, Bước đầu tìm hiểu tiếng cười trong Chèo cổ, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1967, tr. 102.

địch của Kim Trọng. Nguyên nhân gây nên tai vạ cho Kiều là vì bị Hồ Tôn Hiến trả thù. Cuộc đời lênh đênh của nàng Kiều bắt đầu bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh của Tú Bà, gặp Sở Khanh,gặp Thúc Sinh, gặp Hoạn Thư, đi tu rồi gặp Từ Hải… với đầy những sự ngẫu nhiên vô lý… Chẳng hạn, sau khi nghe lời Kiều ra hàng, Từ Hải gặp Hồ Tôn Hiến kêu lên:

" Hồ Tôn Hiến! Quân xảo trá để tiện kia! Dù chỉ còn khoảnh khắc trên cõi đời này Ta cũng không thể tha thứ cho mi được."

(Lao đến đâm Hồ Tôn Hiến bị trọng thương; một mình chiến đấu rồi bị một mũi tên bắn lén và chết đứng). Khán giả Hội diễn năm 1995 không phải sững sờ vì những hiểu biết lệch lạc và tầm thường của các tác giả về các nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Nó chỉ chứng tỏ sự thiếu văn hóa khi cảm nhận một tác phẩm văn học lớn của dân tộc, sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng văn chương như một phương tiện thể hiện hình tượng nhân vật.

Một phần của tài liệu luận văn Các nhân vật Chèo trong các vở Chèo từ truyền thống đến hiện đại chỉ dưới góc nhìn văn hóa (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w