lòng trắc ẩn, quên mình vì đồng loại
Trong đời sống tinh thần của người Việt, hình tượng Quan Âm Thị Kính ẩn náu ở nơi sâu kín của tâm hồn, như là một vẻ đẹp êm dịu, cao cả, đầy thương mến. Sinh hoạt văn hóa dân gian xưa nay đã nuôi dưỡng, tô điểm cho hình tượng ấy. Từ câu tục ngữ: "Oan như oan Thị Kính" cho đến những đoạn kinh kể hạnh trên miệng các bà tín lão ở thôn quê, từ những câu ca dao phảng phất một ký ức về một người đàn bà oan khuất nhưng bền dạ và nhân từ:
Thiếp về lựa chuối thiếp mua Lựa hương thiếp thắp, lựa chùa thiếp tu
Đến những pho tượng tạc rất công phu còn ẩn náu dưới những mái chùa cổ… Tất cả nói lên chiều sâu trong thời gian của hình tượng Quan Âm
(2) Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam - tìm tòi v suy ngà ẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, 2000, tr. 486.
Thị Kính. Cho đến khi bước lên chiếu Chèo sân đình, hình tượng Quan Âm Thị Kính lại càng trở nên bất tử. Chịu đựng biết bao bất công từ trong nhà ra ngoài xã hội, nàng đã đến với cuộc đời bằng ý thức và biểu hiện xác tín của cái thiện. Xác tín về cái thiện được nàng mang theo đến lúc chết - một cái chết lặng lẽ, cô quạnh ngoài mái tam quan. Nếu không kể việc nàng hóa Phật như sự cứu rỗ, thì oan trái, cay đắng của cuộc đời nàng có thể tóm gọn lại (lời của nàng trong bức chúc thư để lại):
Lúc làm vợ, chồng ngờ thất tiết Lúc giả trai, gái đổ oan tình
Cũng có thể nói, cả cuộc đời - một người phụ nữ ở gia đình muốn được êm ấm cũng không xong; ra xã hội, muốn giữ tròn bổn phận, (bổn phận vốn dĩ đã thu náu, yên thân nơi cửa Phật) thì cũng không thoát khỏi sự vùi dập cả về thân thể lẫn danh tiết.
Nhân vật Thị Kính cùng cả vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính có thể đã được sáng tác chuyển thể từ truyện Quan Âm Thị Kính mà cho đến nay người ta đã tìm ra tác giả của nó là Đỗ Trọng Dư, người làng Đại Mão, huyện Siêu Loại (sau là Thuận Thành, Bắc Ninh). Không rõ có phải Quan Âm Thị Kính - Chèo là chuyển thể từ Quan Âm Thị Kính - truyện, hay ngược lại từ Quan Âm Thị Kính - Chèo mà có Quan Âm Thị Kính - truyện. Đó lại là một vấn đề khác mà chúng tôi không bàn ở đây. Nhưng rõ ràng cả hai tác phẩm này đều có chung một cội nguồn là triết lý nhân sinh của đạo Phật với hai chữ oan và
nhẫn. Thế nhưng có điều thú vị là, chỉ có triết lý đạo Phật và một chút cảnh chùa Phật được diễn tả ở vở Chèo này mà thôi. Đúng ra chỉ có cảnh cuối: Thị Kính được giải oan và trở thành Phật Bà Quan Âm với màn chạy đàn, là cảnh đậm nét sinh hoạt Phật đạo cùng với những nghi thức, lễ thức của nó mà thôi. Còn hầu như toàn bộ vở Chèo là cảnh sinh hoạt nông thôn với những cảnh ngược đời (gái ghẹo trai ngay trước cửa Phật), với những hủ tục của thứ văn hóa
làng xã đã trở nên lạc hậu so với sự phát triển của hiện thực xã hội. Nhưng dẫu sao, đó vẫn là văn hóa làng xã. Và dẫu sao Quan Âm Thị Kính vẫn là sản phẩm của thứ văn hóa ấy một mặt, và là sự diễn tả chính nền văn hóa ấy, mặt khác.