5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô
3.2.1. Nhân vật Chèo cải lương Nguyễn Đình Nghị
Tìm hiểu các nhân vật trong Chèo Cải lương Nguyễn Đình Nghị, ta thấy dưới sức ép của đời sống văn hóa mới, đặc biệt là ở các đô thị thì việc khai thác các nhân vật ngay trong các tích được viết lại từ các vở Chèo cổ cũng đã có nhiều đổi mới như Thị Kính, Thị Mầu…(vở Quan Âm Thị Kính); các nhân vật như Súy Vân, Kim Nham còn có Súy Kiều - là em Súy Vân (vở
Kim Nham); các nhân vật như Lưu Bình, Dương Lễ, Châu Long (vở Lưu Bình - Dương Lễ), còn có thêm các nhân vật Phu nhân Lưu Bình, Lưu Nghĩa
- con trai Lưu Bình, Dương Tín - con trai Dương Lễ (vở Hậu Lưu Bình -
Kinh Mẫu, Long Vương, Thảo Mai, Liễu Nghị (vở Đức Mẫu Thoải); Chúa
Thao, Chúa Sinh, Chúa Trịnh, công chúa… (vở Chúa Thao); Tử Rư, Ngọc
Nhan, Ngọc Nhĩ, Tân Thị (vở Tử Rư); Hoàng Trừu, Chúa Huy, Công chúa.. (vở Hoàng Trừu)…. Phần lớn các nhân vật của Chèo Cải lương đều là các nhân vật được khai thác trực tiếp từ cuộc sống đơng thời. Đặc biệt là trong những sinh hoạt văn hóa mà ta chưa từng thấy trong Chèo cổ như hát cô đầu, đánh bạc…
Thông qua những chuyện từ cuộc sống sinh hoạt đời thường, chủ yếu là nhằm khuyên răn người ta làm điều thiện, cư xử với nhau sao có tình người... Ví như thương gia Trần Bá Hoán (vở Mảnh gương nhân sự) dù rất bận việc kinh doanh nhưng luôn luôn quan tâm đến đạo đức gia phong, ông khuyên vợ phải "chuyên cần giữ phận tề gia", dặn con trai phải "học hành nối nghiệp cha", con dâu phải biết "ăn ở cho phải đạo"...để cả nhà được vui vẻ. Khi biết tin em trai và con trai đang lao vào con đường cờ bạc, nghiện hút,ông uất ức,chết luôn. Cái chết của ông thức tỉnh được nhiều người xung quanh,đặc biệt là em trai Trần Trọng Hỉ và con trai Trần Trung về con đường làm ăn lương thiện, xây dựng nghiệp nhà.
Tác giả ngoài phê phán nghiêm khắc những kẻ máu mê cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, còn phê phán cả những kẻ ham tiền, cho vay nặng lãi, vì tiền mà quên cả tình nghĩa chị em như nhân vật Hữu Lợi (vở Kiến nghĩa đương vi)... thông qua đó nghiêm khắc phê phán những thứ phá hoại nhân phẩm con
người với thái độ không chấp nhận trên cơ sở bảo tồn, duy trì thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. đồng thời cũng nhằm đề cao nhân phẩm, đề cao tình người, làm sao ăn ở cho trọn vẹn thủy chung như các nhân vật Trần Đạt, Vũ Sinh (trong vở Kiến nghĩa đương vi)...Ta có thể thấy trong Chèo Nguyễn Đình Nghị xuất hiện những sinh hoạt văn hóa mới vẫn dựa trên cơ sở những đạo đức cũ nhưng đi vào phê phán các hiện tượng mới trong đời sống. Nhân vật diễn tả một cách chân thật xã hội với những phong tục mới: cô đầu, cờ bạc, quán rượu
Dù là ở đề tài dân gian hoặc cổ tích viết lại, hay đề tài hiện đại, thì yếu tố giáo huấn đạo đức vẫn chi phối hầu hết các yếu tố nghệ thuật Chèo Nguyễn Đình Nghị, nhưng ở đây không phải là thứ đạo đức mà ta thường thấy trong Chèo cổ những bài học đạo đức rút ra từ các vở diễn của Chèo Cải lương của Nguyễn Đình Nghị so với đạo đức truyền thống đã có những sắc thái biểu hiện mới. Cụ thể hơn là nó không phải là những đạo đức đã định sẵn như ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân nào quả ấy... mà vượt lên những điều ấy, tác giả đã chỉ ra những bài học mới toát lên từ tính cách nhân vật mang dấu ấn thời đại.Tuy nhiên điều mới nhất là Nguyễn Đình Nghị đã biết khai thác các nhân vật từ trong lịch sử dân tộc cái gì tốt nhất để làm gương (tinh thần yêu nước, không cam chịu nô lệ của Trưng Trắc, Trưng Nhị, của Bà Triệu), điều mà trước đó không hề thấy xuất hiện trong các vở Chèo cổ.
Như vậy là, nếu xét từ bút pháp thể hiện nhân vật Nguyễn Đình Nghị thì ta thấy có sự giống và khác biệt so với Chèo cổ ở chỗ bút pháp ấy được chi phối bởi một đạo đức quan vừa có tính truyền thống, vừa có tính hiện đại. Chẳng hạn, các nhân vật Chèo Nguyễn Đình Nghị luôn được thể hiện thông qua một cốt truyện, nhưng cốt truyện ấy đôi khi không phải là cuộc đời số phận nhân vật định hình như Chèo cổ mà là một cốt truyện được dẫn dắt qua những mảnh đời, những sinh hoạt xã hội, kể cả những sinh hoạt gia đình, xóm phố... những sinh hoạt do chính đời sống văn hóa mới tạo nên.
Về biện pháp mỹ học, Nguyễn Đình Nghị đã sử dụng cái hài nhưng vẫn là cái hài với mục đích gây cười vốn có của nó. Sự gây cười này thể hiện ở sự không phù hợp giữa hành vi của các nhân vật với đạo đức quan mà tác giả bảo vệ.
Như vậy, chỉ từ góc nhìn văn hóa, chúng ta đã thấy sự đổi mới của các nhân vật Chèo Nguyễn Đình Nghị trên nhiều khía cạnh đặc biệt là khía cạnh chuyển biến trong nội dung từ giáo huấn đạo đức đến phản ánh xã hội, mặc dù vẫn không thoát khỏi sự chi phối của một đạo đức quan nhất định. Có
thể coi các nhân vật của Chèo Nguyễn Đình Nghị là cầu nối giữa Chèo cổ và Chèo hiện đại.