5. Kết cấu của khóa luận
2.3.2. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng/giảm
09/08 10/09
1. Tổng số lao động 206 202 209 -4 7
- Lao động trực tiếp 98 103 117 5 14 - Lao động gián tiếp 108 99 92 -9 -7
2. Trình độ
- Trên Đại học 0 2 2 2
- Đại học 84 78 74 -6 -4
- Cao đẳng 12 12 13 1
- Trung cấp 24 24 27 3
- Công nhân kỹ thuật 70 70 78 8
- Phổ thông 16 16 15 -1
3. Giới tính
- Nam 174 164 171 -10 7
- Nữ 32 38 38 6
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM
Xem bảng 2.3, ta dễ dàng nhận thấy tổng số lao động tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Đi sâu vào phân tích, ta thấy:
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
Xét theo vai trò lao động:
- Lao động trực tiếp: Là công ty sản xuất kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp, vật liệu điện dân dụng với chức năng sản xuất là chính nên số lượng lao động trực tiếp chiếm 56% (năm 2010) trong tổng số lao động và tăng dần đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 5 người so với 2008, năm 2010 tăng 14 người so với năm 2009
- Lao động gián tiếp: tập trung ở các bộ phận chức năng, và giảm dần qua các năm. Năm 2009 giảm 9 người so với 2008, năm 2010 giảm 7 người so với 2009. Nguyên nhân là do một số CBCNV được điều chuyển sang công ty con của Sacom là Sacom Tuyền Lâm. Lực lượng lao động gián tiếp chiếm 44% (năm 2010) trong tổng số lao động.
Xét theo trình độ nhân sự
Số lượng CBCNV có trình độ trên Đại học chỉ chiếm 1% trong tổng lao động. Số lượng CBCNV có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động (35% năm 2010) và khoảng 12% là nắm giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến các cấp quản lý cấp cơ sở. Qua bảng 2.3, ta thấy số lượng CBCNV có trình độ đại học giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do CBCNV có trình độ Đại học ở đơn vị Dự án Sacom Resort được điều chuyển sang công ty Sacom Tuyền Lâm (công ty con của SACOM). Bên cạnh đó, tại công ty có một số CBCNV về hưu sau những năm công tác cống hiến cho công ty, nhưng sau đó công ty đã kịp thời bổ sung từ những nguồn sinh viên mới ra trường, các CBCNV có chuyên ngành từ các công ty khác chuyển đến… để thay thế và tạo ra động lực mới trong đội ngũ lao động của mình.
Số lượng CBCNV có trình độ trung cấp chiếm 13% và số lượng công nhân kỹ thuật chiếm 37% năm 2010. Đây cũng chính là lực lượng lao động trực tiếp chính của công ty.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp
Xét theo giới tính:
Lao động nam: Là công ty sản xuất cáp, công việc đòi hỏi sức khỏe tốt nên số lượng lao động nam là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong công ty và tương đối ổn định qua các năm (81% năm 2010).
Lao động nữ: thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng, chiếm tỷ trọng 19% năm 2010.
Xét theo cơ cấu tuổi:
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi năm 2010
Độ tuổi Tổng số Tỷ lệ % 20 - 30 85 40,7 31 - 40 82 39,2 41 – 50 31 14,8 51 – 60 11 5,3 Tổng cộng 209 100
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM
Xem bảng 2.4, ta thấy độ tuổi 20-30 và 31-40 chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 40,7% và 39,2%. Điều đó cho thấy chủ trương trẻ hóa đội ngũ lao động tại công ty, bởi những lao động trẻ rất năng động, ham học hỏi, dễ tiếp thu những tri thức mới theo yêu cầu phát triển của công ty và đặc biệt ở họ luôn có nhiều tham vọng vươn tới tương lai. Những người trẻ luôn đặt hết tâm huyết của mình vào công việc và như thế hiệu quả công việc ngày càng nhân đôi, công ty sẽ phát triển hơn.
Ở độ tuổi từ 31 trở lên, người lao động có xu hướng làm việc ổn định, gắn bó lâu dài với công ty. Lứa tuổi này người lao động không có ý định thay đổi nghề nghiệp nữa. Qua đó cho thấy tay nghề lao động tại công ty có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai SVTH: Phạm Ngọc Hiệp