Nguyờn nhân

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 54)

- Giá trị tâm linh của Phố Cổ Hà Nộ

2.2.2Nguyờn nhân

Khu Phố cổ Hà nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc, khoảng cuối thế kỷ XIX khu Kinh Thành đã đạt tới các giới hạn tự nhiên của nó, sau đó việc mở rộng được tập trung theo hướng vào trong lõi của khu phố, các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để xây dựng.Sau khi thực dân Phỏp đỏnh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi: Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đường phố được

nắn lại, có hệ thống thoát nước, cú hố phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng. Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp xuất hiện

các ngôi nhà có mặt tiề

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi: Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng. Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu. Tuy nhiên, sự can thiệp của thực dân Phỏp đó gây ra bao tàn phá ngay từ khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa, bởi người Pháp đã bằng vũ lực tái tạo lại hình ảnh thành cổ Hà Nội. Sau đó, việc xây dựng Khu Âu dọc theo Thành cổ - hay còn gọi là Khu Phố cổ - chính là biểu tượng cho những tham vọng hống hách muốn biến Hà Nội thành thủ đô của éụng Dương và thành sở hữu của người Pháp bằng cách gieo những hình ảnh đô thị Pháp vào trong lòng Hà Nội. Suốt một thời gian dài, thành phố đã phải khó khăn chấp nhận sự song song cùng tồn tại của hai địa cực đối lập. Trong phong trào vị quốc của người Việt, phần mới xây dựng của thành phố đã trở thành biểu tượng đàn áp người Việt Nam, đàn áp tính độc đáo của dân tộc Việt Nam - một sự đàn áp chủ yếu dựa trên chủng tộc, sự giàu có và quyền lực. Nó đó trở thành lời chế nhạo và bóc trần sự thật câu chuyện hoang đường về nhiệm vụ văn minh hoá. Cảnh quan Hồ Gươm mất mát, tổn thất rất lớn, những ngôi chùa đẹp nhất đã bị người Pháp phá, như chùa Báo Ân (ở phía Đông) để lấy đất làm đường và Nhà Bưu điện Hà Nội, nay chỉ còn sót lại tháp Hoà Phong trong khuôn viên chùa xưa. Ở phía Tây Hồ Gươm, người Pháp phỏ chựa Sựng Khỏnh (Bỏo Thiờn Tự) trong đó có tháp Bỏo Thiờn, một công trình cao đẹp lộng lẫy nhất, xây dựng từ năm 1057 để làm Nhà thờ Lớn, nay còn sót lại Giếng thờ trong khuôn viên chùa xưa

Khu Phố cổ Hà nội từ 1954 - 1985, trong buổi quá độ dân cư ở khu Phố Cổ có sự thay đổi. Nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu Phố Cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam tứ đại đồng đường v.v...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bỏch hoỏ và dịch vụ phục vụ v.v...) Toàn bộ khu Phố Cổ nơi buôn bán sầm uất đõy đó trở thành khu đơn thuần để ở (1960 - 1983) dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố v.v... mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa đi và cửa sổ - phố xá yên tĩnh hơn; sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối; sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bỏch hoỏ, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da,...)

Dân cư ở khu Phố Cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà; các gác xép chất đầy trong không gian nhà; một số đỡnh chựa bị biến thành nơi ở, nơi làm việc. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một; văn hoá lễ hội tâm linh bị lắng xuống.

Khu Phố Cổ từ 1986 đến nay với đường lối chính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường; mở rộng sự giao lưu kinh tế và quan hệ với quốc tế; mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, kích lệ mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế văn hoá xã hội, buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Các mặt tiền nhà được cải tạo đổi mới - nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng đã được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình đền chùa được tu sửa, không khí tâm linh đã trở lại với khu Phố Cổ.

Dân số thành phố hôm nay đã bùng nổ vượt quá con số ba triệu. Sự mở cửa nền kinh tế thị trường và những tác động toàn cầu đã tạo ra sức ép ngày càng gia tăng, buộc Hà Nội phải đáp ứng đủ những địa điểm hấp dẫn, cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như để thực hiện tái phát triển và tái cơ cấu đô thị. Tốc độ phá dỡ đó gõy những thiệt hại nghiêm trọng cho kết cấu đô thị hiện nay.

Theo thống kê của Ban quản lý phố cổ HN, đang có khoảng 30 dự án của các chuyên gia trong và ngoài nước góp ý về bảo tồn phố cổ Hà Nội. Nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chuyên môn bởi nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất vẫn là người dân không chịu di dời, giải phóng mặt bằng.

Đơn cử như một số dự án trên công trình đơn lẻ được thực hiện như: 51 Hàng Bạc, 38 Hàng Đào, 87 Mó Mõy... Cỏc dự án cải tạo đình Quan Đế, 28 Hàng Buồm, đình tổ nghề Kim Ngân 42 - 44 Hàng Bạc...

Cái khó nhất trong việc thực hiện mỗi đề án là sự đồng thuận giữa người dân, chính quyền và chủ dự án. Người dân phố cổ đa phần khi được phỏng vấn đều trả lời rằng dù sống khổ đến mấy, họ vẫn muốn bám trụ lại phố cổ.

Anh Nguyễn Đông Giang (phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) dù thừa nhận là trừ những nhà ở mặt đường, cuộc sống của những hộ dân sống phía trong vô cùng chật chội, khổ sở, nhưng vẫn khẳng định: "Dự cú chật chội hay khổ như thế nào thỡ tụi và gia đình vẫn cố gắng “bỏm trụ” bởi chúng tôi từ bé đến lớn đã gắn liền với phố cổ, những thói quen sinh hoạt hằng ngày đã tạo cho chúng tôi những tình cảm đặc biệt, mà nếu như phải chuyển đi ai cũng thấy luyến tiếc".

Chương 3

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 54)