Gắn Phố Cổ với phát triển Du lịch văn hoá

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 64 - 69)

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường Kinh tế và các tác nhân kinh tế đô thị

3.1.4Gắn Phố Cổ với phát triển Du lịch văn hoá

Năm 2002, Việt Nam đón 2,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 900.000 khách đến Hà Nội. Rất nhiều du khách, đặc biệt là những người đến từ Trung Quốc và các nước éụng - Nam Á khác thường thích ngụ tại các khách sạn nhỏ, ít xa hoa và do chủ nhân tự điều hành. Quá trình này có thể

tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Du lịch văn hoá đang ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong giới trẻ có trình độ - họ đòi hỏi chuyến đi phải cho họ cái nhìn toàn diện và có giá trị về văn hoá xã hội của đời sống bản địa. Khu Phố cổ chắc chắn là một điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch văn hoá, trong đó có nhiều người là khách ba lô, cùng du lịch với bạn bè hoặc đôi khi với con nhỏ. Họ chọn những khách sạn rẻ tiền, thích thú với việc lượn phố, ăn tiệm, uống nước và thư giãn vui vẻ trong các quán cà phê chung quanh khu vực khách sạn. Một vài người có phong cách giống như những kẻ hay rong chơi trong chuyện của Walter Benjamin, họ là những người luôn tìm kiếm kinh nghiệm thay vì kiến thức. Như cách nói của Benjamin: "Cảm giám say sưa xâm chiếm anh khi anh lang thang không mục đích trờn cỏc con phố. Mỗi bước anh đi lại như tiếp thêm nguồn động lực; thậm chí khi đó sức quyến rũ của các cửa hàng, tiệm ăn, của những gương mặt phụ nữ với nụ cười trờn mụi cũng giảm hẳn, và anh càng không thể kháng cự nổi sức hút như có mãnh lực của góc phố kế tiếp, hay của tên phố thấp thoáng từ phía xa như những chiếc lá."

3.2 Kiến nghị

Bên cạnh một số giải pháp vừa nêu, để giữ gìn giá trị của kiến trúc phố cổ cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nói chung, Thăng Long - phố cổ nói riêng. Nâng cao trình độ nhận thức văn hoá của người dân, phát huy vai trò của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc phố cổ.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.Trước thực trạng hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề khu phố cổ:

+ Sự ô nhiễm môi trường là nguy cơ đe doạ sự sống còn của nhân loại thì cư dân khu phố cổ Hà Nội hiện nay đang chịu mức độ ô nhiễm khá nặng

+ Sự quá tải về mật độ dân cư và sau đó kéo theo nhu cầu nhà ở và việc làm.

+ Giá cả bất động sản ở khu phố cổ Hà Nội rất cao và tăng nhanh đã vượt quá khả năng của chủ sở hữu cũng như các doanh nghiệp đang kinh doanh buôn bán ở đây.

+ Sự xuống cấp nghiêm trọng công trình kiến trúc xưa và xen vào đó là các công trình kiến trúc thời thượng.

Nói chung những mặt tồn tại nêu trên tất yếu sẽ ảnh hưởng tới mặt đời sống của cư dân trong khu phố cổ Hà Nội và hiện trạng kỹ thuật của di sản kiến trúc đô thị. Phải thừa nhận là hiện tại chúng ta chưa tạo được nhiều cơ hội cho những người đang sống ở phố cổ Hà Nội bày tỏ quan điểm của mình về cách ứng xử phù hợp với đặc trưng cơ bản của di sản văn hoá vật thể ở đây ầy. Chúng ta cũng chưa cú các công trình nghiên cứu toàn diện mang tính chất xã hội về các dạng nhu cầu của chủ sở hữu di tích cũng như không đưa ra được những dự án khả thi kết hợp lợi ích của nhà nước với cộng đồng và chủ sở hữu. Cho nên việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học đưa ra các đề tài cụ thể xung quanh vấn đề bảo tồn tái tạo và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể khu phố cổ Hà Nội là rất quan trọng.

Cần có nhiều hơn nữa những hội thảo chuyên đề phố cổ Hà Nội. Qua đó đó cú sự trao đổi, chia sẻ. Từ đó phân tích rõ thực trạng và bảo tồn di tích phố cổ Hà Nội.

Để phố cổ giữ được linh hồn của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

Đồng thời tuyờn truyền quảng bá văn hoá phố cổ Hà Nội gắn với du lịch. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá hình ảnh phố cổ một di tích lịch sử 1000 năm văn hiến.

Du khách đến với phố cổ Hà Nội không chỉ thả hồn mình trong không gian kiến trúc mà còn ngắm nhìn, thưởng thức các sản phẩm mang tên hàng tên phố.

Đặc biệt trong ngày đại lễ sắp diễn ra 10/10/2010 thì công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh Thăng Long thủ đô Hà Nội sẽ càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với cả người Việt Nam và du khách nước ngoài.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc bảo tồn Khu Phố cổ Hà Nội với tư cách một truyền thống sinh hoạt có sứ mạng không ngừng phản ánh sức sống độc đáo của nền văn hoá đô thị đang thay đổi nhanh chóng từng ngày từng giờ tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và đầy thách thức. Không giống với những điểm di sản tại nhiều nước khác, nơi kiến trúc và cảnh quan đô thị đạt đến chất lượng vượt trội, ví dụ như trung tâm truyền thống Penang của Malaysia, sau rất nhiều những tàn phá qua hàng thế kỷ do hậu quả của chiến tranh và thiên tai cũng như quá trình tái xây dựng không ngừng, những gì còn lại của Khu Phố cổ Hà Nội đến nay là khoảng 300 ngôi nhà "cỡ trên một trăm năm tuổi."

Giáo sư Arnold Koerte cho rằng văn hoá đô thị tại Khu Phố cổ thể hiện

"một không gian phố xá gần như hoàn hảo, với những con phố và quang cảnh hài hoà mà điểm nhấn là những ngôi nhà mặt tiền, màu sắc và cây cối…nhưng chính con người - những người đem đến cuộc sống và sự đa dạng cho thành phố này, mới là nhân tố đáng kể nhất". éó có nhiều công

trình viết về những tâm huyết bảo tồn, phục chế và quảng bá cho Khu Phố cổ. Tuy nhiên, còn thiếu một nhân tố quan trọng: đó là phải thông tin, lấy ý kiến và thu hút sự tham gia của người dân sống tại đây. Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng "bản thân những người dân sống tại đây cũn cú quỏ ớt tiếng nói,

trong khi chính họ có lẽ cũng rất ít biết là người ta đang đại diện cho họ để bàn thảo những vấn đề gỡ…Tài sản lớn nhất của Khu Phố cổ - kể cả vật thể cũng như phi vật thể - tài sản có giá trị tuyệt vời nhất về mặt lịch sử và văn hoá - chớnh là những con người đã sống ở đây qua nhiều thế hệ - nhưng chính họ lại bị bỏ quên". Theo chúng tôi, sự tham gia tích cực của những con

người này là yếu tố thiết yếu, bởi lẽ bài toán đặt ra với chúng ta cực kỳ phức tạp và cần được xây dựng, cải thiện và điều chỉnh không ngừng để có thể đáp ứng được lần lượt tất cả các vấn đề có liên quan lẫn nhau như vừa nói trên./.

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 64 - 69)