- Giá trị tâm linh của Phố Cổ Hà Nộ
2.2 Những biến đổi tiêu cực và nguyờn nhân của nó 1 Những biến đổi tiêu cực
2.2.1 Những biến đổi tiêu cực
Khác với các phố cổ khỏc trờn thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay vẫn là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của người dân đô thị. Trục thương mại dịch vụ gồm các tuyến phố Hàng Đào – Hàng Ngang - Hàng Đường và Lương Văn Can - Hàng Cân - Chả Cá – Hàng Lược.
Quỏ trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý - Trần mới bắt đầu, nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị hoá, tuy nhiên đến khi triều Lý định đô mới định hình và rõ ràng hơn. Nếu như phần phía Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn
liền với chức năng chính trị - hành chính, qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh, thiên tai… khiến cho những cung điện kiến trúc bề thế, nguy nga các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn nay chỉ còn bóng dáng ở những di tích phát lộ từ lòng đất, thì khu phố buôn bán vẫn giữ lại kiến trúc xưa, ít bị dịch chuyển về phạm vi, không gian.
Qua nhiều thế kỷ, không gian đô thị Thăng Long truyền thống, phần phía Tây kinh thành với thành quách, cung điện, dinh thự thâm nghiêm gắn liền với hưng vong, thịnh suy của mỗi triều đại. Phía Đông và Đông Bắc kinh thành, tiếp giáp với sông Hồng, sụng Tụ lại nhường chỗ cho những phường nghề, phố hàng, chợ bến, với cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền rất nhộn nhịp… Cùng với đó, Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ, từ một đô thị phường Đông truyền thống sang mô hình đô thị phường Tây trong suốt thời kỳ Pháp thuộc. Cùng với đó, phố cổ có những biến đổi nhanh chóng: đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, cú hố phố, hệ thống chiếu sáng, xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách châu Âu...
Hiện nay, thực tế phát triển xây dựng ở Hà nội với xu hướng gia tăng đang tạo nên những biến đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị, trong đó khu phố cổ là khu vực chịu sự chuyển hoá nhanh nhất. Có thể nói đây là thời kỳ Hà Nội chứng kiến những biến đổi đa dạng nhất từ trước tới nay. Đó là quy luật tất yếu của xu thế phát triển, nó đem lại cả mặt tích cực và tiêu cực.
Sự phát triển nhanh về xây dựng trong khu phố cổ có những mặt trái của nó. Đó là sự quá tải về hệ thống kỹ thuật hạ tầng, sự xáo trộn cơ cấu dân cư, lao động, đặc biệt nền kinh tế thị trường và sự đề cao giá trị đồng tiền có nguy cơ làm biến đổi và có thể làm mất đi những giá trị con người, kéo theo đó là sự mất mát về cấu trúc quần cư, biến dạng cấu trúc quy hoạch tổng thể và mất những đặc trưng di sản kiến trúc. Đó là những giá trị mà cha ông chúng ta đã tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử và nay đã trở thành biểu tượng văn hóa của mỗi người chúng ta. Vì vậy đánh mất các giá trị di sản văn hóa có nghĩa là đánh mất bản sắc văn hoá của chính mình.
Về sự biến đổi diện mạo kiến trúc phố cổ đó là một biến đổi tất yếu của xã hội bởi với khí hậu như ở Việt Nam thì 100 năm là quá đủ cho mối mọt phá hỏng kiến trúc gỗ. Sự phát triển kinh tế khiến người ta không thể sống mãi trong ngôi nhà ọp ẹp, họ bốn phỏ ra xây mới, cơi nới, sửa chữa đủ kiểu.
“Nếu phố cổ xưa mang vẻ đẹp của một cô gái mỏng mảnh, vóc liễu mình mai thì giờ đây vóc dáng ấy đó… phỏt tướng,”- Trích lời nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. ễng cho rằng, khái niệm “nhà cổ” như người ta vẫn gọi hiện nay có tuổi thọ khoảng hơn 100 năm thực chất chỉ là “cổ” so với những ngôi nhà tân tiến làm bằng bờtụng cốt sắt.
Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng đồng tình “khu phố cổ Hà Nội chỉ là phố cũ trên nền đất cổ”. Ông Kính cũng đặc biệt nhấn mạnh đây là “di sản đô thị” phố Việt - một di sản được tích lũy từ bao đời nay.
Theo ụng Kớnh, người ta vào phố cổ không ai xem kiến trúc và cũng chưa ai hỏi cái nhà này cổ bao lâu, nhà này đẹp, nhà kia đẹp ra sao… Điều ông trăn trở chính là văn hóa ứng xử với kiến trúc hiện nay. Nó bộc lộ rõ ràng trong vài năm qua, đường phố biến đổi đến không nhận ra, nhà cửa kiến trúc lộn xộn. Nhà cũ được cơi nới, chồng thêm tầng hoặc cải tạo vô tư. Nhà mới thì mạnh nhà nào nhà nấy thiết kế nên mỗi nhà mỗi kiểu, hầu hết xây bằng gạch, đổ trần… Đó đều là những kiến trúc không bền vững.
Ông Kính cũng nói, hiện có khoảng 30 dự án của các chuyên gia trong và ngoài nước góp ý về bảo tồn phố cổ, nhưng dự án muốn được phê duyệt lại cần phải phù hợp với quy hoạch. Trong khi đó, quy hoạch lại vướng mắc ở nhiều vấn đề như sở hữu, quản lý… nên đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Do đó, giờ đây mỗi khi nói đến chuyện phố cổ, từ người dân cho đến các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, nhà quản lý đều không mấy mặn mà.