- Giá trị tâm linh của Phố Cổ Hà Nộ
1.3.3 Khẳng định chủ quyền và di sản văn hoá Cái tôi của dân tộc Việt Nam
hoá của thủ đô một đất nước Việt Nam giàu truyền thống dân tộc.
1.3.3 Khẳng định chủ quyền và di sản văn hoá - Cái tôi của dân tộc Việt Nam Việt Nam
Hà Nội là một trong số không nhiều Thủ đô trên thế giới có lịch sử nghìn năm. Trải qua gần mười thế kỷ tồn tại và phát triển, dẫu không ít thăng trầm, Hà Nội đã định hình một bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa riêng biệt đó thể hiện rõ nét nhất trong khu phố trung tâm - hạt nhân trung tâm của thành phố Hà Nội, ở đây tập trung nhiều nhất các di tích kiến trúc cổ truyền thống, các di sản kiến trúc đô thị dân gian, di sản kiến trúc đô thị thời cận đại chịu ảnh hưởng của Pháp, hệ thống cảnh quan...Ngoài ra cũn cỏc truyền tích, huyền thoại, phong tục tập quán và lối sống truyền thống...
Những giá trị đó khởi nguồn được tạo ra từ nhu cầu kiếm sống của con người. Nhu cầu kiếm sống nảy sinh phương thức kiếm sống, phương thức kiếm sống ảnh hưởng đến phương thức sinh hoạt, hình thành nên văn hoá sinh hoạt, văn hoá sinh hoạt hình thành nên văn hoá giao tiếp, và từ đó hình thành nên tập quán, lối sống truyền từ đời này sang đời khỏc, cú chắt lọc và sáng tạo. Trong các mối quan hệ này môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn có ảnh hưởng bao trùm và xuyên suốt, chính sự chi phối đú đó làm nên sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác. Có thể nói “văn hóa lối sống” Hà Nội qua nghìn năm tuổi, chính là di sản phi vật thể giá trị nhất mà chúng ta cần gìn giữ.
Khu 36 phố phường là khu phố thị truyền thống được hình thành từ thời Lý khi Thăng Long trở thành thủ đô của quốc gia phong kiến. Nguồn gốc của danh từ “36 phố phường” có từ thời Lê sơ. Nằm phía Đông thành Thăng Long, trải dài đến bờ sông Hồng, khu phố thị là trung tâm kinh tế đô thị, song lại được tổ chức trên cơ sở đơn vị phường có nguồn gốc từ phường nghề thủ công của nông thôn. Phường thực chất là tập hợp những người cùng một làng nghề ở nông thôn vào phố thị làm ăn, buôn bán. Họ mang theo vào đô thị không chỉ lối sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tín ngưỡng mà cả cách thức xây dựng từ làng quê gốc. Sống ở đô thị, cùng trong
một phường, họ gắn bó với nhau về các mặt xã hội, văn hóa, tâm lý và tín ngưỡng (đình, đền, miếu...). Điều đó giải thích những điểm tương đồng trong cơ cấu tổ chức không gian giữa phường đô thị và làng ở nông thôn. Ví dụ cấu trúc cảnh quan: đình, mặt nước, cây đa, quán nước, ở nhiều đoạn phố ta sẽ bắt gặp những cây đa cổ thụ, tìm hiểu xung quanh ta sẽ tìm ra không khó khăn gì những dấu tích của những đình, đền, miếu..đó lụi tàn hoặc bị o ép tứ bề nhưng vẫn ở đó làm chứng tích cho lịch sử.
Nhà ở đô thị là đơn vị kinh tế gia đình khép kín (vừa ở, vừa sản xuất thủ công, vừa là nơi bán hàng). Từ “phố” ban đầu chỉ ngôi nhà vừa để ở, vừa để sản xuất và bán hàng độc lập trong phường. Dần dần do nhu cầu trao đổi thương nghiệp phát triển, số lượng nhà tập trung với số lượng tăng dần và có xu hướng liên kết với nhau để tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Từ “phố” bây giờ chỉ dãy những ngôi nhà liền kề nhau và cùng kinh doanh chung một mặt hàng. Phố là một phần của phường, thuộc về phường và là bộ mặt của phường.Cựng với đường giao thông, phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ khăng khít tạo nên một hệ thống. Qua đó ta thấy sự hình thành, phát triển ngôi nhà ống và các phường nghề là minh chứng cụ thể của dây chuyền :
Hoạt động sản xuất và thương mại của phố phường phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống chợ của kinh thành. Hoạt động kinh tế đặc biệt nhộn nhịp nhất là trong những ngày chợ phiên làm cho toàn bộ khu phố thị trở thành “một cái chợ khổng lồ”. Vì vậy Hà Nội còn có tên gọi dân gian là “Kẻ Chợ”- một trung tâm
kinh tế của kinh thành Thăng Long, có nhiều hưởng quan trọng đối với các vùng xung quanh.
Sự hình thành tuyến đường cùng hình thái của nó quyết định sự hình thành và hình thái của ô phố. Sở dĩ mạng lưới đường phố và ô phố cổ có dạng tự nhiên bởi vì quá trình hình thành phố, phường là quá trình tự phát, không hề theo quy hoạch định trước và hoàn toàn bị chi phối bởi điều kiện địa hình tự nhiên. Các tuyến phố hình thành từ các con đường nhỏ, thường là đường đê có dáng tự nhiên, quanh co. Quá trình này cũng phản ánh đặc tính văn hoá của cư dân nông nghiệp luôn tôn trọng và hướng tới sự hài hoà với thiên nhiên.
Cách tổ chức nơi ở, sản xuất thủ công và hoạt động thương nghiệp của kinh thành Thăng Long theo kiểu phố phường, trong đó có sự hoà trộn đồng thời những yếu tố kinh tế xã hội và văn hoá tín ngưỡng của nông thôn và của đô thị, cùng với đặc tính tự nhiên của hình thái kiến trúc đô thị đã hình thành nên bản sắc đô thị đặc trưng cho Hà Nội. Bản sắc này rất phù hợp với văn hoá lối Hà Nội là một nơi định cư cổ. Lịch sử trước thuộc địa của thành phố này bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ thứ hai. Thành phố được hình thành với công trình xây dựng toà Thành hoàng cung vào năm 1010 sau Công nguyên. Bên cạnh chức năng đồn trú theo đúng kế hoạch xây dựng thành, Hà Nội đã sớm trở thành một địa danh quan trọng về văn hoá, tôn giáo, chính trị, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động thương mại buôn bán sầm uất. Những chức năng đa hợp này - theo lý thuyết của Terry McGee - có lẽ đó tạo nên đặc tính kiên cường và linh hoạt cần thiết để đối phó với bao thách thức qua hàng thế kỷ. Mặc dù có những ảnh hưởng và dấu ấn đậm nét của Phật giáo và Ðạo Khổng Trung Hoa trong nền văn hoá, hệ thống cai trị và ngôn ngữ Việt, nhưng "các vị vua xứ Việt chính là những nhân vật cai trị theo đúng nghĩa. Họ có nghi lễ tế Trời Ðất riêng; họ thường xuyên gửi đồ cống nạp sang Bắc Kinh mà vẫn không đánh mất đi sự toàn vẹn của mình."
Tuy không có toà nhà, công trình tưởng niệm hay tổ hợp kiến trúc nào có đủ tầm vóc sánh ngang với các nước khác. Nhưng bản chất cốt lõi thật sự của Hà Nội nằm ở các tầng lịch sử và truyền thống sinh hoạt động, đa dạng,
phong phú và phức tạp của nó. Ðặc biệt, Khu Phố cổ càng được tinh lọc bởi ký ức chung mang đậm màu sắc đan xen của người dân thành phố, những ký ức không ngừng bị tàn phá, lãng quên, kiến tạo và tái tạo. Ngày nay, hơn nửa triệu người đang hàng ngày di chuyển ra vào Khu Phố cổ. Cuộc sống trên đường phố chứa đầy năng lượng với những hỗn độn đầy sáng tạo của những sắc màu chói loà, những mùi hương và âm thanh.
Chương 2