Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của người Hà Nội nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 42)

- Giá trị tâm linh của Phố Cổ Hà Nộ

1.3.1Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của người Hà Nội nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung

nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung

Các di sản có giá trị như di tích khu văn Miếu Quốc Tử Giám đứng một mình trên cả một ô phố. Chùa Một Cột nằm trên cả một khu cảnh quan đô thị được bảo vệ cẩn mật, đền Quỏn Thỏnh trờn gúc phố thoỏng đóng gần hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc trên mảnh đất nhô ra Hồ Tây và gần đó là chùa Kim Liên phủ Tây Hồ…Trong khi phố cổ và khu phố cũ của Hà Nội còn rất nhiều đỡnh, chùa được nhân dân thường xuyên đến bày tỏ lòng thành kính. Tuy về cảnh quan có bị hạn chế do bị nhà cửa vây quanh dày đặc nhưng nhiều công trình vẫn được giữ gìn tốt như chùa Bà Đá (phố Nhà Thờ), đền Lý Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư), chựa Chõn Tiờn (phố Bà Triệu).

Một đặc điểm của cấu trúc không gian đô thị Hà Nội là có nhiều mặt nước và cây xanh. Người ta thường ví Hà Nội là thành phố của sông Hồng và cây cối. Mặt nước sông, hồ đã trở thành thân quen với người Hà Nội và gây ấn tượng tốt đẹp với du khách.

Việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh là nhiệm vụ trước tiên của ngành văn hoá đồng thời là của ngành quy hoạch và xây dựng đô thị. Bảo tồn không chỉ là giữ lại kỷ vật của quá khứ mà chính là để thoả mãn những nhu cầu của đời sống tinh thần của người dân Hà Nội đồng thời được cân đối hài hoà cho cảnh quan đô thị. Vì vậy trong quy hoạch tổng hợp của đô thị cũng như trong quy hoạch chi tiết của từng khu vực đều có phần quy hoạch chuyên ngành đối với không gian văn hoá lịch sử và cảnh quan đô thị.

Điều 15 pháp lệnh bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đã ghi rõ: mỗi di tích lịch sử, văn hoá là bất động sản và danh lam thắng cảnh có thể có từ một đến ba khu vực bảo vệ: khu 1 bảo vệ nguyên trạng , khu vực 2 cho những công trình có mục đích tôn tạo di tích và khu vực 3 la khu vực khung cảnh thiên nhiên của di tớch…việc xác định danh giới các khu vực bảo vệ này sẽ được nghiên cứu tuỳ theo tình hình cụ thể của từng khu vực, tuỳ theo đặc điểm, quy mô và giá trị của di tích cũng như khả năng đóng góp của di tích cho sinh hoạt chung của đô thị.

Ngày nay phố cổ Hà Nội cũng đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Bên cạnh những công trình kiến trúc, những di tích của Hà Nội 1000 năm văn hiến thì có nhiều toà nhà cao ốc mọc lên đan xen nhiều trung tâm thương mại lớn, cảnh quan đã có nhiều biến đổi hơn xưa, cái cũ cái mới đang đan lồng vào nhau. Chính vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ giá trị cũ ngày càng có nhiều giá trị và ý nghĩa lịch sử. Điều đó đã tạo nên đặc trưng riêng của Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến.

Nói đến đất nước Việt Nam thì thủ đô Hà Nội - một trung tâm kinh tế chính trị xã hội đầu não của trung ương. Đến với Hà Nội là đến với một không gian riêng biệt mà không ở đâu có được một cảm giác cổ xưa với 36 phố phường, với Hồ Gươm, Thỏp Rựa…Theo nhận xét của nhiều du khách nước ngoài đã đến Việt Nam thì họ đều có được những ấn tượng tốt đẹp đối với đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội vì không gian

thành phố được che phủ bởi rất nhiều cây xanh. Hà Nội đặc biệt thơ mộng và thanh bình với nhiều mặt hồ cùng như vẫn còn giữ được nhiều công trình kiến trúc cũ theo trường phái của Pháp. Một điều lý thú nữa là giá cả sinh hoạt ở thành phố Hà Nội rất rẻ. So với thủ đô của một số nước khác trong khu vực như: Băng Cốc, Malaixia thì giá cả sinh hoạt hàng ngày tại các chợ ngoài trời ở Hà Nội rẻ không thể tưởng tượng nổi. Do vậy đõy chớnh là một nơi rất hấp dẫn đối với du khách nước ngoài.

Khu phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh kỳ Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính đặc trưng cho riêng Hà Nội. Xen lẫn các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hoỏ…là cỏc công trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng được hình thành từ thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà kiến trúc kiểu truyền thống, nhà hình ống và nhiều nếp nhà, giữa các lớp nhà cú sõn để lấy ánh sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng.

Việc bảo tồn khu phố cổ đang được rất nhiều cơ quan đoàn thể quan tâm. Tuy nhiên do chưa nhất quán trong vấn đề khái niệm phố cổ và phố cũ cho nên có hai hướng bảo tồn chính hiện nay:

Đối với các nhà văn hoá, lịch sử: muốn khôi phục lại những căn nhà cổ, các nghề truyền thống, các món ăn truyền thống, các hoạt động văn hoá truyền thống.

Một số nhà quy hoạch đô thị và người dân: cần dỡ bỏ một số căn nhà đó quỏ tàn để chỉnh trang lại bộ mặt đô thị cho khang trang hơn.

Thực tế là phải hiểu được rằng phố cổ hình thành là do các đặc trưng của nó như đã nói ở trên. Chính vì thế để bảo tồn phố cổ không thể chỉ xột trờn khớa cạnh lịch sử văn hoá mà nó phải được xem xét trên nhiều khía cạch bao gồm:

+ Văn Hoá + Kiến trúc + Giao thông

+ Đời sống dân sinh + Hoạt động kinh tế + Hoạt động du lịch.

Trong đó vấn đề quy hoạch đô thị giao thông là phương pháp để bảo tồn. Lịch sử văn hoá, hoạt động kinh tế, du lịch, đời sống dân sinh là mục đích để bảo tồn. Không thể chỉ làm tốt công tác khôi phục những căn nhà cổ, tổ chức những phố ẩm thực, chợ đêm, quy hoạch những khu phố đi bộ…mà đã nói rằng chúng ta làm tốt công tác bảo tồn khu phố cổ.

Phố cổ mang tính lịch sử và văn hoá cao với lịch sử gần 1000 năm hình thành trải qua bao biến cố, chứng kiến hầu hết những sự kiện lớn của lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy mà nó cũn có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hoá, là truyền thống dân tộc cần phải gìn giữ. Bỏ đi khu phố cổ tức là đánh mất lịch sử hình thành dân tộc. Về mặt không gian kiến trúc cần phải hiểu rằng giá trị của khu phố cổ không chỉ được tạo dựng bởi những căn nhà ọp ẹp mà là cả những ngôi nhà vôi vữa tróc lở, những nhôi nhà bê tông hiện đại, những đường phố khang trang hay cũ kỹ, những cột điện với những dây dợ như những búi bong bong, những quỏn xỏ…giỏ trị của nó là ở quá khứ và ở hiện tại. Hồ Gươm không đẹp mà chỉ bình thường nếu đứng riờng mỡnh nó, khụng gắn với phố cổ và câu chuyện “Hoàn kiếm”. Giá trị của phố cổ chính là ở lịch sử khiến người ta tìm đến với nó, ở không gian đô thị đặc biệt mà người ta nhìn thấy, bắt gặp nó, ở cuộc sống của người Hà Nội khi người ta được chứng kiến.

Việc bảo tồn phố cổ không đơn giản chỉ là công tác bảo tồn. Phải thấy được rằng công tác bảo tồn phố cổ gồm 3 mảng: lịch sử văn hoá, du lịch và kinh tế. Lịch sử văn hoá tạo điều kiện để phát triển du lịch. Du lịch sẽ tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Nhờ du lịch và kinh tế công tác bảo tồn sẽ thuận lợi

hơn, có nhiều kinh phí hơn và có mục đích rõ ràng hơn…phố cổ không phải là một viện bảo tàng trưng bày mà còn gắn liền với đời sống dân sinh nên ta không thể bảo tồn nó chỉ để giữ gìn bản sắc truyền thống và văn hoá dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội (Trang 42)