Chất lượng thịt của bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 65)

Đểđánh giá ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến chất lượng thịt bò chúng tôi tiến hành lấy mẫu cơ thăn và phân tích các chỉ tiêu: tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến, pH, độ dai … Kết quảđược trình bày ở Bảng 3.6.

Kết quả về đánh giá chất lượng thịt cho thấy nghiệm thức thí nghiệm (tỷ lệ

NDF trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) không có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Giá trị pH đạt cao nhất tại thời điểm 1h sau mổ (dao động từ 6,233

đến 6,548), giảm dần ở thời điểm 24h (dao động từ 5,470 đến 5,598) và 96h sau mổ

(dao động từ 5,37 đến 5,44). Theo các công bố của Sethakul và cs. (2008) cho thấy pH lúc 24h của thịt bò địa phương Thái Lan, bò F1 Brahman, bò lai BP và F1 Charolais tương ứng lần lượt là 5,65; 5,56; 5,58; 5,56. Theo Realini và cs. (2005) cho biết thịt bò Heroford sau khi giết thịt 24h giá trị pH là 5,7. Theo Jaturasitha và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

cs. (2009) cho kết quả thịt bò thái Lan giết mổ 45 phút và 24h có giá trị pH lần lượt là 6,83 và 5,52. ĐỗĐức Lực và cs. (2009) cho biết giá trị pH của thịt bò Vàng ở các thời điểm 1; 12; 48h sau khi giết mổ tương ứng là 6,85; 6,03; 5,53. Như vậy, giá trị

pH của thịt bò trong thí nghiệm này là tương đương với các công bố trước đây.

Bảng 3.6. Kết quảđánh giá chất lượng thịt bò vỗ béo (n=4) Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 SEM P Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h (%) 1,275 1,450 2,213 1,758 0,247 0,089 Tỷ lệ mất nước chế biến sau 24h (%) 30,29 29,72 32,20 29,625 1,08 0,343 Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 96h (%) 1,743 1,843 3,055 2,415 0,470 0,229 Tỷ lệ mất nước chế biến sau 96h (%) 30,555 30,513 34,453 30,975 1,457 0,221 pH1h 6,458 6,233 6,313 6,280 0,085 0,324 pH24h 5,598 5,560 5,508 5,470 0,035 0,112 pH96h 5,44 5,37 5,393 5,408 0,27 0,379 L*24h 39,44 40,49 41,4 38,255 0,979 0,181 a*24h 19,843 21,96 21,105 19,963 0,854 0,296 b*24h 8,130 9,952 9,736 8,580 0,700 0,238 L*96h 41,208 40,888 41,965 40,198 1,026 0,683 a*96h 20,853 22,445 20,900 20,650 1,050 0,614 b*96h 9,585 9,833 9,685 9,465 0,514 0,963 Độ dai 24h 104,68 102,83 83,04 88,39 6,71 0,107 Độ dai 48h 108,59 95,94 99,83 108,89 4,103 0,111

Ghi chú: SEM: Sai số chung của số trung bình

Kết quả phân tích phương sai cho thấy tỷ lệ NDF khác nhau trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu chất lượng thịt bò (P<0,05).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Giá trị L24h trong nghiên cứu này dao động từ 38,255 đến 41,4. Theo Phạm Thế Huệ (2009) thì màu sắc thịt bò ở 48h của bò Lai Sind, F1 (Brahman x Lai Sind), F1 (Charolais x Lai Sind) lần lượt tương ứng là 37,57; 36,09; 37,16. Theo Sethakul và cs. (2008) cho thấy giá trị L của cơ thăn bò địa phương Thái Lan, bò F1 Brahman, bò lai BP, F1 Charolais có giá trị lần lượt tương ứng là 37,76; 35,01; 40,15 và 38,76. Jaturasitha và cs. (2009) cho biết thịt bò Thái lan nuôi vỗ béo bằng cỏ cây họ đậu có giá trị L nằm trong khoảng 36,0 – 37,4. Theo Honikel (1998) ở thịt bò bình thường có giá trị L nằm trong khoảng 35-40. Các nghiên cứu của Clinquart và cs. (1994) cho thấy giá trị L của cơ thăn 48h sau giết thịt ở bò BBB có giá trị trong khoảng 37,9-41,5. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy giá trị L cao hơn các công bố của Thái Lan nhưng nằm trong khoảng các công bố

của Châu Âu, điều này cũng có thể được giải thích bởi khẩu phần ăn có thành phần tinh bột chiếm tỷ lệ cao.

Chỉ tiêu tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến ở thời điểm 24h sau khi giết mổ trong nghiên cứu này tương ứng dao động từ 1,275 đến 2,213; và từ

29,625 đến 32,20. Theo công bố của Phạm Thế Huệ (2009), tỷ lệ mất nước bảo quản của bò Lai Sind, F1 (Brahman x Lai Sind) và F1 (Charolais x lai Sind) lần lượt là 1,44; 1,80 và 2,34. Tỷ lệ mất nước chế biến lần lượt là 31,48; 33,49 và 27,66. Theo Clinquart và cs. (2000) tỷ lệ mất nước chế biến ở 48h của bò BBB là 30,6%. Theo Jaturasitha và cs. (2009) tỷ lệ mất nước bảo quản của bò Thái lan là 4,32- 5,14%; mất nước chế biến 32,54-32,84%. Theo Đỗ Đức Lực và cs. (2009) thì tỷ lệ

mất nước chế biến ở bò Vàng và bò Lai Sind sau 8 ngày bảo quản lần lượt là 37,55 và 36,68%. Như vậy, chỉ tiêu mất nước bảo quản và mất nước chế biến của bò trong thí nghiệm này là tương đương các kết quảđã được công bố.

Độ dai của thịt bò trong thí nghiệm này sau 24h và 48h tương ứng dao động từ 83,04 đến 104,68N ; và từ 99,83 đến 108,59N. Theo Đỗ Đức Lực (2009) khi nghiên cứu độ dai của thịt bò Lai Sind tại thời điểm 48h sau khi giết mổ là 109,77N. Theo Sethakul và cs. (2008) cho biết độ dai của thịt bò địa phương Thái Lan, F1 Brahman, bò lai BP, F1 Charolais lần lượt là 157,8; 155,3; 118,8 và 151,0N. Các tác giả cũng chỉ ra rằng bò được vỗ béo thời gian dài cũng thường có độ dai thấp hơn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

bò ăn khẩu phần giàu năng lượng cũng làm tích mỡ bao phủ phần cơ nên ngăn cản quá trình biến đổi nhiệt trong quá trình bảo quản cũng như chế biến, mặt khác bò ăn thức ăn ngũ cốc có bó cơ dài hơn bò được nuôi bằng cỏ, bò già có dộ dai lớn hơn. Như vậy độ dai của thịt bò trong nghiên cứu này là nằm trong khoảng giá trị các kết quả đã công bố và thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên các giống bò địa phương ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)