- Thiết kế thí nghiệm:
Mười sáu (16) bò thí nghiệm được chia ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức thí nghiệm tương ứng với 4 mức NDF (tính theo %VCK) khác nhau trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vỗ béo bò. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: (1) CT1: 18% NDF; (2) CT2: 24% NDF; (3) CT3: 30% NDF; và (4) CT4: 36% NDF.
Sơđồ bố trí thí nghiệm vỗ béo bò được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Sơđồ bố trí thí nghiệm vỗ béo bò
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4
Số bò thí nghiệm (con) 4 4 4 4 Thời gian nuôi thích nghi (ngày) 14 14 14 14 Thời gian nuôi thí nghiệm (ngày) 90 90 90 90 Tỷ lệ NDF khẩu phần (% VCK) 18 24 30 36
- Quản lý thí nghiệm:
Bò được nuôi nhốt từng ô riêng biệt, ăn tự do hỗn hợp thức ăn thí nghiệm trong thời gian 104 ngày (14 ngày đầu là giai đoạn nuôi thích nghi và 90 ngày sau là giai
đoạn thu thập số liệu). Trong thời gian nuôi thích nghi, bò được tiêm phòng và tẩy giun sán theo quy định của thú y. Sau khi kết thúc thí nghiệm, tất cả bò thí nghiệm được chuyển đến lò mổđể mổ khảo sát đánh giá năng suất và chất lượng thịt.
Bò được ăn tự do hỗn hợp thức ăn vỗ béo tương đương với 110% lượng thức
ăn ăn vào của ngày hôm trước. Bò được cho ăn 04 lần/ngày vào lúc 7h30; 10h; 14h chiều; và 17h. Các loại thức ăn tinh của từng nghiệm thức thí nghiệm được trộn 1 lần/tuần. Hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh vỗ béo bò được trộn bằng tay 4 lần/ngày vào trước mỗi lần cho ăn.
Thức ăn thừa của từng cá thểđược cân 1 lần/ngày vào buổi sáng. Bò được uống nước tự do trong xô nhựa dẻo.
Mẫu thức ăn cho ăn và mẫu thức ăn thừa được lấy hàng tuần để phân tích vật chất khô (VCK) bằng tủ sấy điện (sấy khô đến khi khối lượng không thay đổi).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bò thí nghiệm được đáp ứng theo tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) cho bò nhiệt đới khối lượng từ 200-400kg, khả năng tăng trọng khác nhau, được trình bày tại Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bò thí nghiệm Khối lượng (kg) Tăng khối lượng VCK ăn vào Mật độ ME khẩu phần ME Protein thô Ca P Vit. A (kg/ngày) (% Khối lượng cơ thể) (MJ/kg
VCK) (MJ/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày)
(1000 IU) IU) 200 0,75 2,7 9,00 48,95 622 21 15 13 1,00 2,8 10,04 56,53 690 27 17 13 1,10 2,8 10,67 59,54 714 30 18 13 250 0,75 2,6 9,00 57,66 693 21 17 14 1,00 2,6 10,04 66,27 760 28 19 14 1,10 2,6 10,67 69,79 782 30 20 14 300 0,75 2,5 9,00 66,11 753 23 18 15 1,00 2,5 10,04 76,27 819 28 21 16 1,10 2,5 10,67 80,33 847 30 22 16 350 0,75 2,4 9,00 73,89 806 25 18 18 1,00 2,4 10,04 85,27 874 30 21 18 1,10 2,4 10,67 89,83 899 31 23 18 1,20 2,4 11,09 94,39 923 32 24 18 400 0,75 2,3 9,00 82,38 875 26 21 18 1,00 2,3 10,25 95,14 913 31 24 19 1,10 2,4 10,67 100,21 942 32 25 19 1,20 2,4 11,30 105,27 967 33 25 19 1,30 2,3 11,92 110,33 988 33 26 19
- Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định:
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa hàng ngày theo từng cá thể; hàng tháng lấy mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa để phân tích thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
phần hóa học (VCK, protein thô, NDF, ADF và KTS) và ước tính giá trị ME. VCK, protein thô và KTS được phân tích theo các tiêu chuẩn tương ứng TCVN-4326- 2001, TCVN-4328-2007, TCVN-4327-2007. NDF và ADF được phân tích theo Goeing và Van Soest (1970). Mẫu thức ăn được gửi phân tích tại Phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. Giá trị ME được ước tính theo Vũ
Chí Cương (2007).
Khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng: Khả năng tăng khối lượng của bò được xác định thông qua việc cân khối lượng bò vào buổi sáng trước khi cho ăn tại thời điểm bắt đầu, sau 30 ngày, sau 60 ngày và kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử RudWeight của Úc. Căn cứ vào lượng thức ăn thu nhận và khả năng tăng khối lượng hàng ngày tính được tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng. VCK thu nhận (kg/ngày)
FCR (kg VCK/kg tăng KL) = --- Tăng KL (kg/ngày)
+ Phương pháp xác định khả năng cho thịt và phân loại thịt tinh:
Năng suất và chất lượng thịt: Bò được mổ khảo sát để xác định khả năng cho thịt theo phương pháp của Phùng Quốc Quảng và Hoàng Kim Giao (2006): Khối lượng trước khi giết mổ: Được cân khi đưa vào giết mổ sau khi đã nhịn đói 24 giờ; Khối lượng thịt xẻ: Khối lượng thân thịt sau khi đã cắt tiết, bỏđầu, lột da, lấy nội tạng và cắt 4 chân; Tỷ lệ thịt xẻ: % khối lượng thịt xẻ so với khối lượng trước khi giết mổ.
Khối lượng trước khi giết mổ: Được cân khi đưa vào giết mổ sau khi đã nhịn
đói 24h.
Khối lượng thịt xẻ: Khối lượng thân thịt sau khi đã cắt tiết. bỏđầu. lột da. lấy nội tạng và cắt 4 chân
Tỷ lệ thịt xẻ: % khối lượng thịt xẻ so với khối lượng trước khi giết mổ. Phân loại thịt tinh theo phân loại của người bán lẻ như mô tả của Đinh Văn Cải (2007):
Thịt bò loại 1: Bao gồm khối lượng thịt của 2 đùi sau. thăn lưng và thăn chuột Loại 2: Bao gồm thịt của đùi trước. thịt cổ và phần thịt đậy lên lồng ngực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
ra của thịt loại 1 và loại 2 (phần tề).
+ Phương pháp đánh giá chất lượng thịt bò:
Chất lượng thịt bò (trị số pH. màu sắc. tỷ lệ mất nước. độ dai. tỷ lệ mỡ dắt. diện tích mắt thịt) được đánh giá theo phương pháp của Honikel (1998). Kim và Lee. (2003). Jaturasitha và cs. (2009).
Chọn mẫu và chuẩn bị mẫu thịt: Mẫu thịt được lấy từ lò mổ ngay sau khi giết mổ. Cơ thăn được lấy từ vị trí xương sườn số 6-9. Sau 24h bảo quản ở nhiệt
độ 4oC, mẫu cơ thăn được lọc sạch và được cắt thành các miếng có độ dày 2,5cm. Sau đó được cân để xác định khối lượng trước khi bảo quản. Mẫu thịt
được bảo quản trong túi ni lông để tránh tiếp xúc với không khí, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC để xác định các chỉ tiêu tỷ lệ mất nước trong bảo quản, tỷ
lệ mất nước sau chế biến, tỷ lệ mất nước giải đông và độ dai.
Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt bò được trình bày tại Bảng 2.3. Thịt bò được lấy mẫu gửi phân tích. đánh giá tại bộ môn Di truyền-Giống vật nuôi. khoa Chăn nuôi&Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt bò
Chỉ tiêu 1h 24h 48h pH + + + Độ dai/độ mềm - + + Màu sắc Mất nước bảo quản + Mất nước giải đông + Mất nước chế biến + Mất nước tổng + Tỷ lệ mỡ dắt + Diện tích mắt thịt +
Hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò được tính bằng cách lấy thu (từ bán bò sau vỗ béo) trừ tổng chi (chi mua bò và thức ăn).