Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 55)

Khối lượng thức ăn mà bò ăn được trong một ngày đêm thường được gọi là lượng thu nhận thức ăn, lượng thức ăn thu nhận hay lượng thức ăn ăn vào và được tính theo vật chất khô. Lượng thức ăn thu nhận giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của gia súc. Thông thường nếu thu nhận nhiều thì sinh trưởng nhanh. nếu thu nhận ít thì sinh trưởng chậm, vì vậy trong chăn nuôi người ta có thể điều chỉnh tăng khối lượng cơ thể gia súc thông qua kiểm soát lượng thức ăn thu nhận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

hàng ngày, hàng tháng và được trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò thí nghiệm (n=4) Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 SEM P Tổng VCK ăn vào (kg/ngày) 9,33 b 9,99a 9,83a 9,67ab 0,11 <0,05 Tổng VCK thu nhận (% KL cơ thể) 2,400 c 2,535b 2,586a 2,610a 0,01 <0,05 Tổng protein thu nhận (g/ngày) 1213,8 b 1309,7a 1319,2a 1309,3a 20,6 <0,05 Tổng ME thu nhận (MJ/ngày) 102,2 b 107,6a 104,0ab 100,6b 1,25 <0,05 Ghi chú:

SEM: Sai số chung của số trung bình;

Các giá trị trung bình theo hàng có số mũ (a,b,c) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy tỷ lệ NDF khác nhau trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu VCK, protein và ME thu nhận của bò thí nghiệm (P<0,05). Tăng tỷ lệ NDF trong công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ làm tăng VCK và protein thu nhận, nhưng ngược lại làm giảm ME thu nhận (ngoại trừ CT1).

Tổng lượng VCK ăn vào (kg) hàng ngày đạt cao nhất ở CT2 (9,99kg), cao hơn rõ rệt so với kết quả thu được ở CT1 (9,33kg) và CT4 (9,67kg), nhưng không có sự sai khác đáng kể so với kết quả ở CT3 (9,83kg). Tổng lượng VCK thu nhận (tính theo khối lượng cơ thể) đạt cao nhất ở CT4 (2,610%), cao hơn rõ rệt so với kết quả ở CT1 (2,400%) và CT2 (2,535%), nhưng không sai khác so với ở CT3 (2,586%).

Kết quả về tổng lượng VCK thu nhận tính theo khối lượng cơ thể trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải và Phạm Văn Quyến (2007b) là 2,12% khối lượng cơ thể, nhưng lại thấp hơn kết quả của Văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Tiến Dũng (2012) là 2,77% khối lượng cơ thể. Theo tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) thì nhu cầu VCK cho bò có khối lượng cơ thể 300-450kg, tăng khối lượng 1- 1,1kg/con/ngày là 2,4% khối lượng cơ thể. Như vậy, khi bò được ăn tự do thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có tỷ lệ NDF trên 8,43% thì lượng VCK ăn vào đạt cao hơn so với nhu cầu theo Kearl (1982) và kết quả thu được này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Văn Tiến Dũng (2012) khi cho biết tổng lượng VCK ăn vào của bò lai ½ Droughtmaster khác nhau giữa thực tế nuôi dưỡng và theo tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982).

Galyean và Defoor (2003) tổng hợp kết quả của 7 nghiên cứu trên bò vỗ béo gồm 11 thí nghiệm với 48 nghiệm thức thí nghiệm cho thấy trong giới hạn tỷ lệ thức

ăn thô khẩu phần từ 0 đến 30% (tính theo VCK) và tỷ lệ NDF từ thức ăn thô từ 0

đến 27% (% theo VCK) thì tổng lượng VCK ăn vào (% khối lượng cơ thể) của bò vỗ béo có mối tương quan thuận tuyến tính với tỷ lệ thức ăn thô trong khẩu phần (R2=0,699) và với tỷ lệ NDF trong khẩu phần (R2=0,92). Trong nghiên cứu này, mặc dù khoảng tỷ lệ thức ăn thô (từ 12 đến 52%) và khoảng tỷ lệ NDF (từ 18,43

đến 36 %) nghiên cứu có rộng hơn nhưng xu hướng tổng lượng VCK ăn vào (tính theo % khối lượng cơ thể) vẫn tăng khi tăng tỷ lệ NDF từ thức ăn thô (% VCK ) hoặc với tăng tỷ lệ thức ăn thô (%VCK) trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vỗ béo bò. Giải thích cho kết quả tăng lượng VCK thu nhận khi tăng tỷ lệ thức ăn thô (hoặc tỷ lệ NDF) trong khẩu phần hoặc trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, Galyean và Defoor (2003) cho rằng sự làm đầy lý học (physical fill) hiếm khi hạn chế lượng ăn vào của bò vỗ béo bằng khẩu phần cao thức ăn tinh; do vậy, khi khẩu phần cao thức

ăn tinh được pha loãng bằng thức ăn thô, bò thường phải thu nhận lượng thức ăn cao hơn để duy trì lượng năng lượng ăn vào theo nhu cầu. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể thực hiện thành công sự bù năng lượng thiếu hụt thông qua việc tăng lượng VCK thu nhận đến một điểm ngưỡng tỷ lệ thức ăn thô (xơ) đủ cao nào đó rồi dừng lại, nhưng điểm ngưỡng đủ cao nào đó không được Galyean và Defoor (2003) đề

cập đến. Điều này một lần nữa khẳng định việc thu nhận thức ăn nhằm thỏa mãn nhu cầu năng lượng là mục tiêu đầu tiên của gia súc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

khẩu phần cao thức ăn tinh ở bò vỗ béo làm giảm/bất ổn pH dạ cỏ từ đó có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ăn vào của bò. Về lý thuyết, sự cân bằng giữa lượng axit béo sản sinh trong dạ cỏ và lượng nước bọt bài tiết là nhân tố chính điều khiển pH dạ cỏ; do vậy, với lượng NDF ăn vào/đơn vị thức ăn tinh cao hơn, sẽ tạo độ pH dạ cỏ cao hơn hoặc ít nhất cũng làm pH dạ cỏ ổn định hơn vì khi tỷ lệ NDF trong mỗi miếng ăn của bò cao hơn sẽ kích thích hoạt động nhai và bài tiết nước bọt.

Tổng protein thu nhận (g/ngày) đạt cao nhất ở CT3 (1319,2g/con/ngày) và thấp nhất ở CT1 (1213,8 g/con/ngày), nhưng không có sự sai khác đáng kể giữa CT2 (1309,7 g/con/ngày) và CT4 1309,3 g/con/ngày), như vậy ở các mức NDF khác nhau không ảnh hưởng lớn tới sự sai khác tổng protein thu nhận.

Sự thu nhận thức ăn của gia súc nhai lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính là khẩu phần ăn và gia súc, ngoài ra còn bị chi phối bởi các yếu tố điều chỉnh khác (Orskov và Ryle, 1990; Vũ Duy Giảng và cs., 2008). Các kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng việc nâng mức protein thô trong thức ăn tinh từ 9,4% lên khoảng 15,5% đã không làm thay đổi đáng kểđến lượng thu nhận thức ăn nhưng làm tăng rõ rệt tỷ lệ tiêu hóa, hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng của bò lai Brahman

được nuôi vỗ béo. Sự cải thiện về dinh dưỡng này có tính khả thi.

Hỗn hợp thức ăn tinh hàm lượng protein thấp, có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của vi sinh vật là tác nhân chính của quá trình phân giải và tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ. Điều này phù hợp với báo cáo của Hoover và Stokes (1991), Orskov (1982) rằng sự mất cân đối giữa năng lượng và protein làm cho nguồn năng lượng thức ăn bị thất thoát trong quá trình lên men, hiệu suất tổng hợp của vi sinh vật dạ

cỏ thấp, cho nên cung cấp đầy đủ nguồn protein dễ phân giải vào dạ cỏ sẽ nâng cao khả năng tiêu hoá carbohydrates và tăng hiệu suất tổng hợp protein vi sinh vật.

Kết quả nghiên cứu tổng năng lượng trao đổi ME ăn vào (MJ/ngày) đạt cao nhất ở CT2 (104,47MJ), cao hơn rõ rệt so với kết quả của CT1 (99,22MJ), CT3 (101,00MJ) và CT4 (98,09MJ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Hình 3.1. Tổng vật chất khô thu nhận của bò thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Hình 3.3. Tổng năng lượng trao đổi thu nhận của bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 55)