Nghiên cứu độ tuổi, thời gian và giống bò nuôi vỗ béo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 43)

Năm 1983-1985, thí nghiệm ảnh hưởng của độ tuổi vỗ béo và giống bò đã

được tiến hành thí nghiệm trên con lai F1 giữa đực các giống Brown Swiss, Charolais, Santa gertrudis với cái Lai Sind (Nguyễn Văn Thưởng, 1995). Bò được nuôi vỗ béo ở 2 giai đoạn 15-18 và 24-27 tháng tuổi, thời gian nuôi vỗ béo 2 tháng cho mỗi giai đoạn. Kết quả cho thấy, bò nuôi vỗ béo giai đoạn 15-18 tháng tuổi đạt tăng khối lượng (477-544g/ngày) thấp hơn 24-27 tháng tuổi (444-622g/ngày).

Một thí nghiệm khác nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi và mức sử dụng thức ăn tinh trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò thịt. Thí nghiệm đã tiến hành trên 30 bò đực địa phương thuộc 2 nhóm tuổi (18-21 và 24-27 tháng tuổi). Bò thí nghiệm được chia thành 3 nhóm và cho ăn theo khẩu phần: 1,5; 2,5 hay 3,5 kg hỗn hợp tinh/con/ngày sau khi ăn cỏ xanh và lá áo bắp ngô. Kết quả

thí nghiệm cho thấy, nhóm bò lớn tuổi có tốc độ tăng khối lượng hàng ngày cao hơn nhóm ít tháng tuổi (548 g so với 475 g/ngày). Mức thức ăn tinh sử dụng càng nhiều thì tăng khối lượng càng cao (tương ứng là 359; 570 và 606g/ngày). Tuy nhiên, khi sử

dụng 3,5 kg thức ăn tinh/con/ngày thì hiệu quả kinh tế không cao. Kết luận từ nghiên cứu này là, chỉ nên bổ sung 2,5 kg thức ăn tinh/con/ngày trong 3 tháng vỗ béo đối với bò

địa phương sau 2 năm tuổi ( Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2008).

Trong một thí nghiệm tiến hành năm 2004 trên bò đực thuần giống Brahman trắng 18 tháng tuổi và khối lượng trung bình 259kg, bò có thời gian nuôi vỗ béo là 6 tháng. Kết quả cho thấy: Tăng khối lượng bình quân trong suốt giái đoạn vỗ béo đạt cao (955g/ngày); tuy nhiên tăng khối lượng ở 2 tháng đầu rất cao (trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

1.500g/ngày), trong khi ở 3 tháng cuối bò tăng khối lượng giảm hẳn (giảm từ

823g/ngày vào tháng vỗ béo thứ 4 xuống 600g/ngày vào tháng thứ 6). Tác giả kết luận: thời gian vỗ béo chỉ kéo dài 3 tháng là phù hợp (Đinh Văn Cải, 2006).

Kết quả thí nghiệm vỗ béo 3 nhóm bò lai (Đinh Văn Cải và cs, 2006), bao gồm: F1 (Brahman x Lai Sind); F1 (Charolais x Lai Sind) và Lai Sind ởđộ tuổi 16- 17 tháng tuổi cho thấy: Tăng khối lượng bình quân của Lai Sind (833g/ngày) thấp hơn F1 Brahman (1.104g/ngày) và F1 Charolais (1.148g/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ của F1 Charolais (53,93%) cao hơn F1 Brahman (49,06%) và Lai Sind (47,92%). Tương tự, tỷ lệ thịt tinh của F1 Charolais (43,61%) cũng cao nhất, sau đó là của F1 Brahman (39,95%) và thấp nhất là của Lai Sind (38,35%).

So sánh khả năng tăng khối lượng và cho thịt khi nuôi vỗ béo bò thuần Brahman và bò Lai Sind (Đinh Văn Tuyền và cs, 2008) cho thấy: Bò thuần Brahman 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng (1,42kg/con/ngày) cao hơn đáng kể so với bò Lai Sind có độ tuổi tương đương (0,97kg/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của bò Brahman vỗ béo tương ứng là 53.33% và 42,85% cũng cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ này của bò Lai Sind (49,06 và 40,43%).

Nghiên cứu gần đây của Phạm Thế Huệ và cs (2009) về vỗ béo bò 21 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày đối với 3 nhóm là: F1 (Brahman x Lai Sind); F1 (Charolais x Lai Sind) và Lai Sind. Kết quả cho thấy: Bò F1 Charolais đạt tăn khối lượng cao nhất (917,78g/ngày), đến F1 Brahman (791,10g/ngày) và thấp nhất là Lai Sind (657,78g/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn ở nhóm bò F1 Charolais là 7,33, bò F1 Brahman là 8,04 và Lai Sind là 9,48; Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh tương ứng, F1 Charolais đạt 55,20 và 44,05%, bò F1 Brahman là 52,52 và 43,46% và Lai Sind là 48,93 và 42,34%.

Tóm lại, sau các nghiên cứu về con giống, thức ăn và dinh dưỡng cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt. Đến nay trong thực tế sản xuất, chúng ta vẫn chưa có đàn bò thịt mang tính đặc trưng riêng, chưa có con lai của giống bò nào đóng vai trò chủ

lực trong sản xuất thịt. Việc ứng dụng các kĩ thuật tiến bộ khoa học về dinh dưỡng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ do vậy chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của các công thức lai. Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về con giống, thức ăn và quy trình nuôi dưỡng nhằm từng bước tạo ra sản phẩm thịt bò đảm bảo cả về số lượng và chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 43)