Nghiên cứu về khẩu phần nuôi vỗ béo bò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 41)

Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn

đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dung thức ăn của bò vỗ béo. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, khi tỷ lệ thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần tăng thì khối lượng của bò vỗ béo cũng tăng lên ( Nguyễn Tuấn Hùng và cs, 2003; Nguyễn Xuân Bả và cs, 2008b; Nguyen Xuan Ba và cs, 2008a; Nguyễn Xuân Bả và cs, 2010). Trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và cs (2003), bò Lai Sind 18 tháng tuổi

được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung 0,9kg/ngày (561,3g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm lượng protein cao hơn do được cho ăn tự do bẹ ngô ủ urea 4%.

Các thí nghiệm của Nguyễn Xuân Bả và cs (2008b; 2010) cho thấy, lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng có tương quan tuyến tính với tăng khối lượng của bò. Tăng lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ

béo bò Vàng cũng làm giảm đáng kể chi phí thức ăn cho tăng khối lượng, đồng thời làm tăng đáng kể diện tích cơ thăn (Nguyễn Xuân Bả và cs, 2010). Tuy nhiên, nghiên cứu trên đàn Lai Sind vỗ béo của các tác giả trên cho thấy: Việc bổ sung tăng dần mức bột sắn (0,3 đến 2,0% so với khối lượng cơ thể) trong khẩu phần gồm rơm và cỏ tự nhiên có ảnh hưởng phi tuyên tính đến lượng thức ăn ăn vào và tăng khối lượng của bò với mức bổ sung 0,7-1,0%, bò cho tăng khối lượng cao nhất (Nguyen Xuan Ba và cs, 2008a).

Nguồn thức ăn tinh và phương thức cho ăn khác nhau cũng có ảnh hưởng

đáng kể đến tăng khối lượng của bò vỗ béo. Trong một thí nghiệm vỗ béo 3 tháng trên bò Lai Sind 18 tháng tuổi, Vũ Chí Cương và cs (1999) cho thấy: Nhóm được cho ăn khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh (TMR) có hàm lượng rỉ mật cao (> 45% chất khô khẩu phần) cho tăng khối lượng cao hơn nhóm ăn khẩu phần thức ăn tinh hỗn hợp, cỏ tươi và rơm khô nhưng cho ăn từng loại riêng rẽ. Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn và hàm lượng xơ khác nhau trong khẩu phần đến khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

các nguồn xơ và tỷ lệ xơ khác nhau không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng khối lượng (trung bình đạt 800g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (8-9kg chất khô/kg tăng khối lượng) của bò vỗ béo.

Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần đến năng xuất của bò vỗ

béo được Đinh Văn Dũng và cs (2009) chứng minh trong nghiên cứu gần đấy trên bò Vàng địa phương. Trong nghiên cứu này, bò vỗ béo được bổ sung thức ăn tinh có hàm lượng protein thô tăng dần từ 10 đến 19% (tính theo vật chất khô). Kết quả

cho thấy, bò ăn khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh 19% protein cho tăng khối lượng cao nhất (815g/con/ngày) và hệ só chuyển hóa thức ăn thấp, trong khi bò ăn khẩu phần được bổ sung thức ăn tinh 10% protein cho tăng khối lượng thấp nhất (583g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất.

Có thể nói việc sử dụng khẩu phần ăn trong nuôi dưỡng có vai trò quan trọng

đến khả năng sản xuất thịt của bò vỗ béo. Trong thực tế với điều kiện ở Việt Nam, khi sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa, lá sắn, sắn củ, cám gạo...nếu biết kết hợp với các loại thức ăn cung cấp Protein một cách hợp lý sẽ làm tăng năng suất, chất lượng thịt bò trước khi đưa vào tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức xơ trung tính (NDF) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo cho bò f1 (droughtmaster x laisind) giai đoạn 18 21 tháng tuổi (Trang 41)