Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 133)

Nghị định 90/2001/NĐ – CP của Chính Phủ đã tạo điều kiện cho hàng loạt các DNNVV ra đời. Nhưng trong đó có rất nhiều chủ DNNVV chỉ có ý tưởng kinh doanh, chứ chưa được đào tạo qua một trường lớp nào, chưa có kinh nghiệm quản lý, không thu hút được những người lao động giỏi, vốn ban đầu ít, TSĐB thiếu... nên họ không tạo được niềm tin đối với ngân hàng. Chính vì vậy, để nâng cao uy tín đối với ngân hàng, theo tác giả các DNNVV nên tìm cách giải quyết các vấn đề sau: - Nâng cao trình độ chuyên môn của người quản lý, có chính sách thu hút lao động có tay nghề gắn bó lâu dài với DN thông qua các chính sách thưởng, tạo điều kiện cho nhân viên đi học thêm...

123

- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình thông qua việc giữ lại lợi nhuận, phát hành cổ phiếu... Chỉ có không ngừng nâng cao vốn chủ sở của mình thì các DNNVV mới có cơ hội vay vốn của ngân hàng nhiều hơn. Bởi, ngân hàng cho vay ít hay nhiều dựa vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của DN tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các DNNVV nên thuê kiểm toán các báo cáo tài chính để tạo dựng lòng tin ở ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh, khi gặp những diễn biến không tốt, DN nên nhờ ngân hàng tư vấn. Ngoài ra, DNNVV cũng cần thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán mà NHNN đã ban hành.

- Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, theo sát biến động về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa, giá cả... để không bị lạc hậu, thua kém hay bị động trong kinh doanh. Không ngừng giữ các mối quan hệ lâu dài với các công ty cho thuê tài chính để có thể đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại.

124

KẾT LUẬN

Qua phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng đối với DNNVV trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy, mặc dù trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều các hình thức để huy động vốn nhưng tín dụng ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Đối với khách hàng: Tín dụng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng luôn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. Đối với ngân hàng thương mại: Đưa ra các hình thức tín dụng phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng mình để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phải luôn đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được nhiều khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong tín dụng cao, chi phí thấp...

Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Hà Nội thuộc ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó ta thấy chất lượng tín dụng không phải cái tự nhiên có mà nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa con người với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung, do đó chất lượng tín dụng cần có sự quản lý, những mặt tích cực cần phát huy đồng thời nhìn nhận một các khách quan những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân để đưa ra các giải pháp, đề xuất các kiến nghị.

125

Trên cơ sở những nguyên nhân và tồn tại trong hoạt động tín dụng kết hợp với định hướng mục tiêu hoạt động của chi nhánh Hà Nội để đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới. Để có chất lượng tín dụng thì trong hoạt động tín dụng phải thực hiện có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính, 2013, Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn

thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách Nhà nước.

2. Chính Phủ, 2001. Nghị định số 90/2001//NĐ – CP ngày 23/11/2001 về việc trợ giúp phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Chính Phủ, 2009. Nghị định số 56/2009//NĐ – CP ngày 30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế nghị định số 90/2001//NĐ – CP.

4. Lê Thị Hồng Điều, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản (NXB) Luận văn thạc sỹ -

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

5. Phạm Trường Giang, 2012. Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tai Techcombank chi nhánh Chương Dương. Hà Nội: NXB Luận văn thạc sỹ -

Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Thị Thanh Hải, 2008. Giái pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Hà

Nội: NXB Luận văn thạc sỹ - Đại học Ngoại thương Hà Nội.

8. Võ Thị Thu Hiền, 2011. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại ngân hàng Công thương thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng: NXB Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Đà Nẵng.

9. Phạm Thị Thanh Hòa, 2011. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

DNNVV tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Hà Nội: NXB Luận văn thạc sỹ Trường Học viện Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao động.

127

11.Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2008. Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Luận văn thạc sỹ

- Đại học Ngoại thương Hà Nội.

12.Feredric S. Miskin, 2001. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

13.Ngân hàng Nhà nước, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội.

14.Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

15.Cao Thị Hồng Nhung, 2008. Kiểm soát tín dụng DNNVV tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh HCM. Hồ Chí Minh: NXB Luận văn thạc sỹ -

Đại học Kinh tế TP HCM.

16.Nguyễn Đình Phan, 2012. Quản trị chất lượng. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

17.Quốc hội, 2012. Luật các Tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 18.Peter Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Tài

chính..

19.Lê Văn Tề, 2006. Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế. Hà Nội: NXB

Thống kê.

20.Nguyễn Văn Tiến, 2005. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB

Thống Kê

21.Đỗ Minh Thông, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khu vực TP HCM.

Hồ Chí Minh: NXB Luận văn thạc sỹ - Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM.

22.Thủ Tướng Chính Phủ, 2011. Quyết định số 03/2011/QĐ – TTg về việc ban

hành Quy Chế Bảo Lãnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.

128

23.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2013.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra, khảo sát chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

1. Anh/ Chị vui lòng điền thông tin vào phần Thông tin người tham gia khảo sát đầu tiên, bao gồm: Họ tên, Ngày sinh, số điện thoại liên hệ, email, vị trí công tác với cán bộ nhân viên ngân hàng.

2. Anh/ Chị trả lời Bản khảo sát bao gồm 38 câu hỏi:

 Phần I: Câu 1 đến 5: Dành cho tất cả các đối tượng

 Phần II: Câu 6 đến 14: chỉ dành cho khách hàng tham gia giao dịch tại chi nhánh Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phần III: Câu 15 đến câu 20: chỉ dành cho cán bộ tín dụng làm việc tại chi nhánh Hà nội

 Phần IV: Câu 21 đến câu 25: dành cho Cán bộ tín dụng, nhân viên phòng thẩm định, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro làm việc tại chi nhánh Hà Nội.

 Phần V: Câu 25 đến câu 30: Chỉ dành cho thành viên ban lãnh đạo chi nhánh Hà Nội.

3. Phương thức trả lời câu hỏi

- Đối với các câu hỏi lựa chọn một đáp án:

Anh/ Chị vui lòng đánh dấu X vào ô trống bên cạnh 1 đáp án duy nhất mà Anh/Chị lựa chọn.

Anh/Chị thực hiện đánh dấu X vào các ô trống bên cạnh các đáp án mà Anh/Chị lựa chọn.

KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV

Kính thưa Anh/Chị, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện làm luận văn thạc sỹ với đề tài “Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, tôi là Lê Hải Nhung, sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cần có số liệu để có cái nhìn khách quan về chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh. Vì vây, tôi đã thiết kế bản khảo sát này nhằm đánh giá chất lượng tín dụng mà chi nhánh Hà Nội đang cung cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu để giúp tôi hoàn thiện bản khảo sát này. Xin hãy cung cấp thông tin cá nhân của Anh/Chị (thông tin này được bảo mật và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu).

HỌ VÀ TÊN: NGÀY SINH:

SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: EMAIL:

VỊ TRÍ CÔNG TÁC HIỆN TẠI:

PHẦN I: CÂU HỎI CHUNG

Câu 1: Bạn thuộc phái nào?

Nam Nữ

Câu 2: Độ tuổi của bạn?

18-29 30-39 40-49 50-59 60+

Câu 4: Bạn có người thân làm tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội không?(nếu có thuộc phòng ban nào?)

Có, phòng ………. Không

Câu 5: Xin hãy đánh giá khái quát chi nhánh Hà Nội (ACB-CNHN) qua những tiêu chí nêu dưới đây:

STT Tiêu chí Rất tán thành Tán thành Không có ý kiến Không tán thành Hoàn toàn phản đối 1 ACB - CNHN luôn cập nhật những công nghệ và thiết bị mới nhất

2 Nhân viên (ACB-CNHN) luôn có trang phục lịch sự và ngăn nắp

3

(ACB-CNHN) luôn giữ chữ tín và trả lời khách hàng, cung cấp dịch vụ một cách đúng hẹn.

4 Có nhiều kênh liên hệ giữa (ACB- CNHN) và khách hàng

5

Nhân viên (ACB-CNHN) rất nhiệt tình khi khách hàng có thắc mắc hay vấn đề liên quan

6 (ACB-CNHN) là ngân hàng uy tín

7

Hệ thống báo cáo, sao kê của (ACB-CNHN) hoạt động chính xác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8

Khi nhân viên (ACB-CNHN) quá bận, họ đôi khi không phản hồi khách hàng kịp thời.

9

Khách hàng có thể tin tưởng vào đội ngũ nhân viên của (ACB- CNHN), cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch.

10

Đội ngũ nhân viên (ACB-CNHN) có thái độ rất lịch sự với khách hàng.

11

(ACB-CNHN) không thể quan tâm đến nhu cầu của từng cá nhân khách hàng.

12

Thời gian làm việc của ACB không thể thoả mãn mọi khách hàng.

PHẦN II: DÀNH CHO KHÁCH HÀNG LÀ DNNVV GIAO DỊCH TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI

Câu 6: Bạn biết tới dịch vụ tín dụng của chi nhánh Hà Nội thông qua kênh thông tin nào?

Internet, truyền hình, báo chí,… Giới thiệu của bạn bè, người thân

Tại ngân hàng khi tới làm giao dịch khác

Câu 7: Nhìn chung, thủ tục, quy trình tín dụng tại chi nhánh Hà Nội là phù hợp?

Không có ý kiến.

Không, thủ tục rất phức tạp, rườm rà.

Câu 8: Bạn thấy thời gian chờ giải ngân (từ lúc hoàn thiện hồ sơ) là 10 ngày đối với vay ngắn hạn và 25 ngày với vay trung và dài hạn đã hợp lý chưa?

Chưa, thời gian chờ quá lâu.

Hơp lý, nhưng nếu nhanh hơn được thì tốt. Rất hợp lý.

Câu 9: Khi có nhu cầu cần vay vốn, bạn có nhận được sự tư vấn đầy đủ từ cán bộ tín dụng tai ngân hàng hay không?

Có, rất đầy đủ và rõ ràng Có, nhưng chưa đầy đủ.

Không, CBTD chỉ trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra.

Câu 10: Bạn có biết hiện nay tại chi nhánh đang có bao nhiêu gói sản phẩm tài trợ thương mại, hỗ trợ cho nhóm khách hàng DNNVV không?

Không biết. 3 4 5 6 8

Câu 11: Ưu điểm nổi bật nào khiến bạn lựa chọn vay vốn tại chi nhánh?

CBTD thân thiện, làm việc trách nhiệm, tư vấn nhiệt tình, đầy đủ. Lãi suất cho vay ổn định.

Thủ tục tín dụng đơn giản, chặt chẽ.

Có nhiều gói sản phẩm ưu đãi dành riêng cho DNNVV.

Câu 12: Khi gặp khúc mắc trong quá trình làm thủ tục, bạn có được CBTD hỗ trợ kịp thời và thoải đáng không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có Không

Câu 13: Bạn có giới thiệu dịch vụ của ngân hàng với các đối tác, bạn bè và người thân không?

Có Không

Câu 14: Xin hãy nêu ý kiến của bạn về những gợi ý để ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội có thể làm để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV?

PHẦN III: DÀNH CHO CÁN BỘ TÍN DỤNG

Câu 15: Hiện tại, Anh/Chị có cảm thấy công việc của bản thân bị quá tải không?

Có Không

Câu 16: Khó khăn lớn nhất khi thực hiện cấp tín dụng cho DNNVV với anh/chị là gì?

Khó xác định khách hàng tiềm năng.

Khó khăn trong việc chứng minh năng lực tài chính của khách hàng. Khó khăn trong việc giám sát tín dụng.

Sự thiếu hợp tác trong quá trình thu hồi và xử lý nợ.

Câu 17: Trong quy trình tín dung đối với DNNVV, anh/chị nhận thấy khâu nào còn rườm rà và mất nhiều thời gian:

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6

Câu 18: Anh/Chị có chủ động tím kiếm khách hàng mới không?

Câu 19: Các anh/chị áp dụng đúng quy trình tín dụng với mọi trường hợp hay linh hoạt với tùy đối tượng khách hàng?

Áp dụng quy chuẩn cho mọi trường hợp. Linh hoạt với khách hàng truyền thống.

Cân nhắc lợi ích khoản tín dụng đem lại để linh hoạt.

Câu 20: Anh/chị có ý kiến gì để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV hiện

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 133)