Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 110)

Từ phía ngân hàng:

Sức cạnh tranh của chi nhánh bị hạn chế: lãi suất cho vay nhiều thời điểm cao hơn các TCTD khác, chi nhánh không được chủ động trong việc cân đối áp dụng lãi suất cho vay cho khách hàng. Quy trình cho vay còn nhiều thủ tục, thời gian trình lãi suất lên ngân hàng TMCP Á Châu mất nhiều thời gian, gây mất cơ hội đầu tư vào

100

các ngân hàng khác. Chi nhánh cũng đã có nhiều chương trình ưu đãi lãi suất nhưng thời gian ưu đãi ngắn nên khó cạnh tranh với các TCTD khác. Hiện tại sản phẩm tín dụng chủ yếu của chi nhánh đang áp dụng là cho vay ngoài ra còn có sản phẩm khác như L/C, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ còn ít do đó phí dịch vụ của ngân hàng không thu được nhiều.

Quản lý danh mục khách hàng chưa hiệu quả: mặc dù chi nhánh có được một đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng có chất lượng tốt và được đào tạo bài bản, nhưng với sự phát triển nhanh về quy mô hoạt động trong những năm gần đây thì áp lực nhân sự cũng khá lớn. Trong thời gian qua Chi nhánh Hà Nội thường xuyên có sự thay đổi, luân chuyển cán bộ, nhất là các cán bộ tín dụng làm cho các CBTD mất nhiều thời gian để năm bắt khách hàng nhận bàn giao, làm quen với địa bàn, khách hàng mới, bản thân khách hàng vay cũng chưa thực sự hài lòng với sự thay đổi này. Chế độ tuyển dụng của ngân hàng TMCP Á Châu theo hình thức tập trung tại hội sở sau đó phân về các chi nhánh, do đó các cán bộ phân về chi nhánh có hiểu biết hạn chế về địa bàn cho vay, đây là khó khăn đối với các cán bộ trẻ. Đội ngũ CBNV được trẻ hóa nhanh chóng nhưng kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ với khách hàng còn hạn chế.

Chất lượng thẩm định khách hàng chưa thực sự tốt. Với quy trình vay mới, đội ngũ cán bộ thẩm định cho vay hoàn toàn độc lập đã được chuyên môn hóa, nhiệt tình và trình độ cơ bản tốt, tuy nhiên phần lớn cán bộ này lại là cán bộ nữ thường ngại đi thực tế khách hàng và chưa trải qua kinh doanh trực tiếp nên kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ phức tạp.

Quy định về tài sản đảm bảo chặt chẽ nhưng phần nào làm hạn chế khả năng tiếp cận khoản vay của khách hàng do TSĐB không đủ điều kiện: mặc dù chi nhánh đã xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với những khách hàng truyền thống hoạt động có hiệu quả tại chi nhánh, còn đối với những khách hàng mới, khách hàng có quan hệ lần đầu thì tài sản đảm bảo chủ yếu vẫn

101

phải là bất động sản, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, phương tiện vận tải còn mới. Điều này thực sự khó khăn với những DNNVV. Mà trên thực tế, mức độ an toàn ở khoản vay không chỉ nằm ở vấn đề tài sản đảm bảo. Mặt khác, nguồn trả nợ chủ yếu của doanh nghiệp là từ nguồn thu của dự án, từ phương án sảng xuất kinh doanh, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh chứ không nên đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo lên hàng đầu. Bên cạnh đó công tác định giá tài sản đảm bảo còn chưa linh hoạt giá trị tài sản đưa ra thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa:

DNNVV trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã tăng mạnh về số lượng nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ bé, vốn ít, đội ngũ lãnh đạo còn yếu kém khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp

Trên địa bàn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiều nhưng chi nhánh lại chưa tiếp cận được tối đa nên chi nhánh hạn chế trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài cho vay như L/C, bảo lãnh tín dụng, thanh toán quốc tế… Các ngành nghề khác tại địa phương không có nhiều, trên địa bàn không có nhiều ngành nghề truyền thống nên rất khó để ngân hàng đa dạng được các danh mục sản phẩm đầu tư. Hoạt động thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp rất ít phát sinh nên hạn chế thu phí dịch vụ của ngân hàng.

Tính minh bạch về tài chính của DNNVV chưa cao, đặc biệt trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Các loại báo cáo chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp còn thiếu minh bạch không có chứng nhận của các công ty kiểm troán độc lập tất nhiên việc này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Chính những điều đó gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

102

DNNVV còn thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của Ngân hàng. Bản thân DNNVV thường bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của ngân hàng mà chưa chủ động tìm hiểu những ưu việt trong các loại sản phẩm mới. Bên cạnh đó quá trình làm việc giữa ngân hàng với DNNVV còn nhiều bất cập, do doanh nghiệp thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của ngân hàng. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các DNNVV do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót. Các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án.

Các nguyên nhân khác:

Nước ta đã tham gia vào WTO và đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Do vậy hệ thống pháp luật phải xây dựng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như trong nước, vì thế hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn nhiều điểm chồng chéo, thiếu rõ ràng hoặc nhiều luật đã được công bố nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa ra đời. Điều này khiến cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong việc áp dụng và điều hành.

Ngoài ra, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều hình thức nhưng chưa hiệu quả. Nhà nước đã yêu cầu Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xây dựng những chương trình hành động và những yêu cầu trợ giúp cụ thể. Tuy nhiên việc thực hiện ở cấp cơ sở vẫn chậm chạp, gây phiền toái cho các doanh nghiệp và công tác trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là lĩnh vực chưa có nhiều kinh nghiệm đối với các cơ quan quản lý cũng như các cấp chính quyền.

103 - Môi trường kinh tế:

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ phá sản.

- Môi trường kinh doanh:

Thời gian vừa qua là cuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng trên cả nước. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 8% nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn ngấm ngầm tăng lãi suất huy động cho các khách hàng đến gửi tiền. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã rút tiết kiệm từ chi nhánh sang gửi ở các ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn.

Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn. Hiện nay tại địa bàn thành phố có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khác như Vietinbank, Techcombank, Sacombank, VIB, SHB, NHTM cổ phần Quân đội là những ngân hàng có vị thế cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNNVV và đang tích cực tiếp cận với khách hàng, đổi mới chính sách tín dụng phù hợp. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố ngày càng bị chia sẻ, dẫn đến thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại.

Như vậy, thực trạng cho vay DNNVV tại Chi nhánh Hà Nội hiện tại tuy đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Để tăng cường cho vay DNNVV có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của cả bản thân ngân hàng, doanh nghiệp và cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng có liên quan.

104

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

– CHI NHÁNH HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng về phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội trong những năm tới

4.1.1. Mục tiêu hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội trong những năm tới

Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những ngân hàng lớn có uy tín trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội là một trong những địa chỉ quen thuộc, trở thành sự lựa chọn ưu tiên của một số đối tượng khách hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu tiếp tục định hướng chiến lược dài hạn trở thành “Ngân hàng của mọi nhà”, trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam với phương châm hàng động là Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”. Ngân hàng tiếp tục tái cấu trúc mô

hình; tận dụng thị trường còn nhiều tiềm năng; mở rộng liên doanh, liên kết và tiến tới chuẩn hóa quy chế, quy định, quy trình theo chuẩn mực quốc tế; đặc biệt chú ý việc chăm sóc, thu hút khách hàng; xây dựng thương hiệu; hoàn thiện những lỗ hổng và thiếu xót trong quy trình làm việc; đảm bảo phát triểnổn định, bền vững, an toàn, và tôn trọng pháp luật.

Ngoài ra, ngân hàng TMCP Á Châu đã nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV đối với việc phát triển kinh tế đất nước, kinh tế địa phương cũng như xu thế phát triển của các NHTM. Chi nhánh Hà Nội đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và giải pháp phát triển khách hàng theo từng phân khúc. Định hướng phát triển đối với DNNVV đã được cụ thể hóa thành chính sách khách hàng được áp dụng chung trong toàn chi nhánh. Các sản phẩm tín dụng hỗ trợ DNNVV được xây dựng phù hợp các nhu cầu khác nhau như: dự án tài trợ DNNVV – SMEFP; dự án tài chính nông thôn – RDF; vay từ quỹ tín dụng xanh; vay ưu đãi từ JICA; vay từ quỹ bảo lãnh tín dụng; vay có bảo lãnh của NH phát triển Việt Nam.

105

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra thì nhân tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của các kế hoạch đưa ra. Mỗi CBTD ngay từ đầu năm sẽ nắm bắt nhu cầu của khách hàng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư TSCĐ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đối với những khách hàng cũ. Còn đối với những khách hàng mới cán bộ CBTD cần rà soát lại những doanh nghiệp chưa có QHTD với chi nhánh để tiếp cận nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng này.

Chính sách khách hàng đối với DNNVV được xây dựng thống nhất, xây dựng một danh mục các khách hàng DNNVV có chất lượng cao, sử dụng đa dạng các tiện ích của ngân hàng TMCP Á Châu, xây dựng chính sách đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khách hàng DNNVV, tăng cường sức cạnh tranh, hướng tới phát triển chi nhánh Hà Nội trở thành NHTM hiện đại tại địa phương, dẫn đầu trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho các DNNVV.

Trong giai đoạn hiện nay, chi nhánh Hà Nội hạn chế cấp tín dụng đối với các DNNVV thuộc các nhóm ngành như: xây lắp, kinh doanh bất động sản,… ưu tiên cấp tín dụng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại.

Quan điểm, định hướng chung về chính sách tín dụng DNNVV của chi nhánh Hà Nội là tạo được sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững; tập trung vốn cho các đối tượng là các khách hàng chiến lược và ngành chiến lược; nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ; nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tài sản bảo đảm; lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề đặc thù; xác định mức cho vay đối với khách hàng dựa trên cơ sở kinh tế và pháp lý phù hợp; quản lý giới hạn cho vay, kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro của chi nhánh Hà Nội.

106

Từ những cơ sở, định hướng chú trọng phát triển hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng TMCP Á Châu và theo tình hình thực tế định hướng phát triển DNNVV tại địa bàn, chi nhánh Hà Nội đã đề ra một số định hướng trong việc cho vay đối với DNVNN cụ thể như sau:

Thứ nhất, chú trọng cho vay đối với các DNNVV nhằm dần chuyển dịch cơ cấu

dư nợ tín dụng đối với DNNVV trên tổng dư nợ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, sử dụng nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín

dụng trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại khách hàng duy trì và phát triển các khoản vay tốt, khả năng thu hồi nợ cao, các DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó tích cực chăm sóc và có những chính sách tín dụng hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa đối với các DNNVV, áp dụng các phương án, biện pháp tích cực xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nếu cần áp dụng các biện pháp thu nợ trước hạn hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, có thể mang lại rủi ro trong tương lai. Tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan, những khoản vay được gia hạn cần được đặc biệt chú ý và có thể áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn nếu thấy có rủi ro tiềm ẩn. Chi nhánh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng đối với DNNVV trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, cần có những biện pháp đưa hoạt động tín dụng đối với DNNVV tăng

trưởng mạnh hơn nữa cả về chất lượng và số lượng trên cơ sở tìm kiếm, lựa chọn các phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực, làm ăn hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng và có tín nhiệm với các ngân hàng trên địa bàn để mở rộng đầu tư cho vay. Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng, marketing tiếp thị các khách hàng mới là DNNVV. Đặc biệt là các khách hàng có năng lực tài chính, có tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với định hướng phát triển của đất nước và địa phương và có nhu cầu hỗ trợ vốn vay. Chủ động tăng trưởng dư nợ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)