Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 50)

Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

Ở đây, học viên đóng vai trò là người quan sát và ghi lại những thông tin mà đối tượng cung cấp chứ hoàn toàn không can thiệp vào các dữ liệu của bài nghiên cứu bằng cái nhìn chủ quan của mình.

2.1.2. Chỉ tiêu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng chủ yếu thông qua thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

Phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được, đó có thể là biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ tượng hình,... Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất, tỷ lệ,... Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.

Kỹ thuật tiến hành nghiên cứu

40

Phương pháp này tiến hành thu thập kết quả đánh giá kết quả hoạt động tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Hà Nội từ 01/01/2011 đến 31/12/2013, các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh để lấy được số liệu liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh trong ba năm.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây, các báo cáo về tình hình thực hiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.

Trong đề tài dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội và một số ngân hàng điển hình các thời điểm và không gian khác nhau,...

Ngoài ra đề tài cũng có sử dụng số liệu thu thập về vốn điều lệ, vòng quay vốn tín dụng, dư nợ quá hạn của một số ngân hàng cùng địa bàn qua các năm từ 2011 - 2013.

Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá xem hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã đạt được những kết quả nào và còn hạn chế nào, tìm hiểu các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hướng hoàn thiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội.

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Trong đề tài các số liệu về kết quả quản trị rủi ro hàng năm được so sánh với kế hoạch, chỉ tiêu được giao, thông qua đó để đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản trị rủi ro hoạt động từ đó xác định các vấn đề tồn tại vướng mắc và là cơ sở để đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác này.

41

Các loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian; Biểu đồ hình khối; Biểu đồ phân tích kết cấu.

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu

Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp thu thập thông tin có hệ thống từ (một số) những cá nhân phục vụ mục đích mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mà những cá nhân đó là thành viên.

Học viên sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi dành ban lãnh đạo chi nhánh, cán bộ nhân viên tín dụng, nhân viên tại phòng kiểm toán nội bộ, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Ngoài ra có phỏng vấn một lượng nhỏ khách hàng tham gia giao dịch tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.

Lập bảng câu hỏi phù hợp nhằm thu được cái nhìn khách quan về chất lượng tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo các yêu cầu sau:

 Độ lớn của mẫu khảo sát:

- 35 khách hàng giao dịch tại chi nhánh

- 100 nhân viên thuộc các phòng ban: tín dụng, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của ngân hàng

- Ban lãnh đạo chi nhánh

Đối tƣợng

Số ngƣời lấy mẫu Số ngƣời phát

phiếu điều tra

Tổng số phiếu thu về Số ngƣời phỏng vấn sâu Nhà quản lý 30 25 4 Nhân viên 100 90 10

42 Khách hàng giao dịch tại

chi nhánh 35 35 5

 Mẫu nghiên cứu và nội dung bảng câu hỏi

- Mẫu câu hỏi dành cho khách hàng của chi nhánh Hà Nội - Mẫu câu hỏi dành cho nhân viên ngân hàng

- Mẫu câu hỏi dành cho lãnh đạo chi nhánh ngân hàng

 Thu thập thông tin

- Quan sát, phỏng vấn khách hàng và nhân viên chi nhánh

- Thực hiện tổng hợp kết quả dựa trên các phiếu điều tra đánh giá

Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong Phụ lục đã được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Để tăng tỷ lệ hồi đáp, học viên sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp và thu trực tiếp. Lượng cán bộ nhân viên tương đối lớn trong đơn vị nên học viên thực hiện điều tra chọn mẫu trên cơ sở có chọn lọc, khoanh vùng đối tượng phát phiếu với mong muốn tăng tỷ lệ hồi đáp và chất lượng hồi đáp. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu đối với nhà quản lý, thu hồi về 25 phiếu, đạt tỷ lệ 83%. Tổng số phiếu phát ra đối với nhân viên là 100 phiếu, thu hồi về 90 phiếu, đạt tỷ lệ 90%. Số phiếu thu thập từ khách hàng nhằm đóng góp thêm ý kiến bổ sung. Học viên cũng thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để kiểm chứng lại và tìm ra những ý kiến đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp. Các kết quả tổng hợp, phân tích dữ liệu được trình bày rõ nét tại chương 3 dưới đây.

2.3. Nguồn dữ liệu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây, các báo cáo về tình hình thực hiện quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng TMCP để từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để phân tích, giải thích.

43

- Các cuốn sách về tín dụng Ngân hàng thương mại, quản trị chất lượng.

- Luật các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nghị định hướng dẫn thi hành luật, các quyết định, công văn có liên quan đến tín dụng đối với DNNVV.

- Các báo cáo tổng kết hàng năm, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính của Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2013 và một số ngân hàng điển hình tại cùng thời điểm.

44

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, có tên giao dịch quốc tế là Asian Commercial Bank (ACB). Hội sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Q.3, TP.HCM. Vốn điều lệ tính đến thời điểm 07/2014 là 9.376.965.060.000 đồng. (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng.)

Sự hình thành và phát triển:

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Đến 31/05/2014, ngân hàng TMCP Á Châu có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng.

Theo thống kê tính đến tháng 07/2014, ta có thể nhận thấy vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Á Châu thuộc mức trung bình của các ngân hàng top trên. Ta có thể quan sát chi tiết số liệu thống kế về vốn điều lệ của một số ngân hàng TMCP ở biểu đồ 3.1 dưới đây.

45

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Biểu đồ 3.1. Thống kê Vốn điều lệ của một số ngân hàng TMCP tính đến tháng 07/2014

3.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu xác định tầm nhìn là trở thành NHTM CP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại 184-186 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đi vào hoạt động ngay từ những ngày đầu tiên ngân hàng TMCP Á Châu hoạt động và cũng lấy tầm nhìn của ngân hàng TMCP Á Châu nói chung làm mục tiêu phấn đấu và là kim chỉ nam trong quá trình kinh doanh của mình.

Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới nay, chi nhánh ACB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng cao của chi nhánh trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt gần 20 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho chi nhánh.

46

Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của chi nhánh trong tương lai. Chi nhánh ACB Hà Nội luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 9% - tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định trong thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS – Bank for International Settlements) mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

Mô hình Chi nhánh Hà Nội áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc của ngân hàng quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua tất cả các phòng ban. Theo đó thì người quản lý cao nhất của ngân hàng là giám đốc. Dưới giám đốc là các phòng ban và các phòng chức năng của chi nhánh, có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt các công việc được giao và cùng nhau phát triển. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi quản lý của mình. Các phòng ban trực tiếp kinh doanh, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý điều hành, tham mưu với ban giam đốc về các hoạt động kinh của ngân hàng, cập nhật mọi số liệu tin tức giúp cho việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh sao cho tốt nhất.

Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội:

Thứ nhất: Cũng giống như các ngân hàng khác thì chi nhánh Hà Nội là một

trung gian tài chính với mục tiêu hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn theo sự phân cấp của ngân hàng TMCP Á Châu..

Thứ hai: Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra nội bộ theo sự uỷ quyền của

Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu.

Thứ ba: Á Châu là ngân hàng TMCP, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng

và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của ACB là các DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Do vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu – đặc biệt chi nhánh Hà Nội thực hiện chức năng chính là huy động tiền gửi và cho vay, thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành, tiếp nhận vốn uỷ

47

thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn cung ứng các dịch vụ như: cho thuê két sắt, cất trữ, chi trả lương tại DN, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thu tiền tại gia, chuyển tiền nhanh, … thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Sơ đồ tổ chức, Phòng hành chính tổng hợp ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội,2013, Hà Nội Phòng hành chính nhân sự Phòng giao dịch - kho quỹ Phòng thẩm định tài sản Phòng tín dụng Phòng giao dịch Hoàng Cầu Phòng giao dịch Lò Đúc Trụ sở Bà Triệu Phòng giao dịch Ô Chợ Dừa Phòng giao dịch Phan Chu Trinh Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp Ban giám đốc (NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

48

3.1.3. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội 3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Với bất cứ ngân hàng nào, hoạt động kinh doanh chỉ được đảm bảo khi ngân hàng duy trì tốt hoạt động huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Việc huy động vốn quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội luôn tìm cách chủ động trong công tác huy động vốn và đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện trong biểu đồ 3.2 dưới đây:

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 2011 2012 2013 2.420.400 2.852.130 3.368.530 Huy động vốn Triệu đồng Năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Biểu đồ 3.2. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hà Nội từ 2011-2013

Thực hiện chỉ đạo từ Hội sở chính (HSC) và định hướng kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế chung và diễn biến lãi suất không ổn định, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Nội vẫn tăng dần đều trong ba năm vừa qua. Đồng thời, chi nhánh tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ về đảm bảo an toàn vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước

49

đặt ra. Tổng nguồn vốn huy động được năm 2011 là 2.420.400 triệu đồng đã tăng lên đến 3.368.530 triệu đồng vào năm 2013, thể hiện mức độ tín nhiệm gia tăng của khách hàng với ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường nguồn vốn huy động được, đảm bảo duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều này được thể hiện chi tiết qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn theo loại hình huy động của Chi nhánh Hà Nội (2011-2013) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tuyệt đối Chênh lệch so với 2011 Tuyệt đối Chênh lệch so với 2012 +/- % +/- % Tổng NV 2.420.400 2.852.130 431.730 17,84 3.368.530 516.400 18,11

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)