Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 69)

3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội Châu – Chi nhánh Hà Nội

Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kì khó khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần phục hồi nền kinh tế. Năm 2011 do những bất ổn vĩ mô cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế mới dần được hồi phục.

Năm 2013, trong tổng số các doanh nghiệp của Hà Nội, nếu xét theo tiêu chí về lao động thì có 97,4% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nếu xét theo tiêu chí về vốn thì có 95,2 % số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng gia tăng về số lượng. Đối với ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng, số lượng doanh nghiệp là những khách hàng truyền thống tiếp tục được duy trì, đồng thời phát triển và mở rộng thêm với các doanh nghiệp mới. Hà Nội được coi là trọng điểm kinh tế của cả nước, tập trung các doanh nghiệp lớn, nhỏ với đa dạng các ngành nghề. Chi nhánh Hà Nội có số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng đều qua từng năm, thể hiện qua bảng số liệu 3.7 dưới đây.

59

Bảng 3.7. Thông kê số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh Hà Nội năm 2011-2013

Đơn vị: khách hàng

Chú thích kí hiệu trong bảng

- A: DN ngành nông, lâm thủy sản - C: DN ngành thương mại dịch vụ - B: DN ngành Công nghiệp - D: DN khác Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 SL DN SL DNNVV Tỷ trọng DNNVV % SL DN SL DNNVV Tỷ trọng DNNVV % SL DN SL DNNVV Tỷ trọng DNNVV % Tổng 73 55 75,34 81 61 75,31 89 65 73,03 A 0 0 - 1 1 1,23 1 1 1,12 B 30 16 21,92 32 17 20,99 34 17 19,10 C 38 34 46,58 40 35 43,21 45 38 42,70 D 5 5 6,85 8 8 9,88 9 9 10,11

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Qua số liệu thống kê từ năm 2011-2013 tại chi nhánh, nhóm khách hàng DNNVV chiếm phần lớn trong tổng số các khách hàng doanh nghiệp với đa dạng các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là DN ngành thương mại dịch vụ, luôn chiếm tỷ trọng trên 40% tổng số lượng DNNVV tham gia vào dịch vụ tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên ta nhận thấy so với số lượng doanh nghiệp lớn hoạt động trên địa bàn, thì số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại là con số còn nhiều khiêm tốn trong khi ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà

60

Nội là một trong những chi nhánh có lợi thế về vốn so với các ngân hàng khác cùng địa bàn.

Số lượng DNNVV thuộc ngành Công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm phần lớn lượng khách hàng, nhóm khách hàng này hoạt động trong ngành công nghiệp ở các lĩnh vực như khai khoáng, chế biến thực phẩm, sản xuất may mặc, đồ gia dụng, hóa chất. Trong ngành thương mại dịch vụ, các DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ , ăn uống, lưu trú, du lịch,… Các doanh nghiệp này đều có nhu cầu vốn quay vòng cao để tái hoạt động sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ. Chi nhánh chỉ tiếp cận được một phần rất nhỏ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn do phải cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng lâu năm, có uy tín, có khả năng tài chính tốt. Để dành thị phần, các ngân hàng đều đưa ra các hình thức khuyến mại, các gói tín dụng với nhiều ưu đãi nhằm phát triển dư nợ. Ta có thể nhận thấy những nỗ lực của chi nhánh Hà Nội thông qua biểu đồ số liệu 3.4.

- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2011 2012 2013 1.079.186 1.200.943 1.036.140 986.802 1.059.826 1.004.170 332.757 489.999 472.169

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

61

Trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với khách hàng DNNVV của chi nhánh Hà Nội đều có xu hướng tăng lên, trong khi đó quy mô dư nợ cho nhóm đối tượng khách hàng này lại giảm đi. Doanh số cho vay năm DNNVV năm 2012 tăng 121.757 triệu đồng so với năm 2011, sau đó giảm xuống còn 1.036.140 triệu đồng vào năm 2013 do tác động khó khăn chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó DNNVV và giai đoạn này gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn do các ngân hàng thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay các khoản vay nhiều rủi ro. Tình hình doanh số thu nợ và dư nợ cũng ở tình huống tương tư, năm 2012 tăng so với năm 2011, 2013 giảm so với 2012. Tuy nhiên, ta nhận thấy, tình hình dư nợ so với doanh số cho vay có khoảng cách đáng kể, điều đó cho thấy khả năng thu hồi nợ khá tốt của ngân hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào lượng vốn các DNNVV thu về được vào cuối năm dùng để cho trả cho các khoản tín dụng trong năm tương đối lớn.

Nói chung, thị phần khách hàng DNNVV của chi nhánh chỉ chiếm thị phần nhỏ trên địa bàn, chi nhánh có nhiều cơ hội để tăng trưởng thị phần huy động vốn cũng như sử dụng nguồn vốn trong thời gian tới. Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung hay chi nhánh Hà Nội nói riêng cần đối mặt với những khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn kết hợp với sự đầu tư kỹ lượng về mọi mặt để chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện.

3.2.1.1. Dƣ nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp đối với DNNVV của chi nhánh Hà Nội

Đối với nhóm khách hàng DNNVV, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh so với các đối tượng khách hàng khác. Tỷ trọng này có xu hướng tăng dần lên qua từng năm do các ngân hàng bắt đầu nhận ra tiềm năng của đối tượng khách hàng này và tập trung khai thác. Ta có thể quan sát cụ thể dư nợ tín dụng DNNVV tại chi nhánh Hà Nội qua bảng 3.8.

62

Bảng 3.8. Dư nợ tín dụng DNNVV tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Tăng giảm 2013 Tăn g giả m Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % % Số tiền Tỷ trọng % % Tổng 1.570.806 2.097.000 33,50 2.004.000 -4,43 I. Dƣ nợ DNVVN 332.757 21,18 490.000 23,37 47,25 472.169 23,56 -3,64 II. Dƣ nợ DN lớn và đối tƣợng khác 1.238.049 78,82 1.607.000 76,63 29,80 1.531.831 76,44 -4,68

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Dư nợ với nhóm khách hàng DNNVV năm 2011 chiếm tỷ trọng 21,18%, tương đương 332.757 triệu đồng, đến năm 2012 chiểm tỷ trọng 23,37% và tăng nhẹ lên 23,56% vào năm 2013. Xét chi tiết cho loại hình doanh nghiệp DNNVV qua biểu đồ 3.5.

63 Đơn vị: triệu đồng 0 200.000 400.000 600.000 2011 2012 2013 25.889 22.517 132.000 165.000 145.000 95.000 92.000 102.000 105.757 207.111 202.652 Doanh nghiệp ngành

nông, lâm thủy sản Doanh nghiệp ngành công nghiệp Doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ Doanh nghiệp khác

Dƣ nợ DNNVV tại chi nhánh Hà Nội (2011-2013)

triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Biểu đồ 3.5. Dư nợ DNNVV tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2013

Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng trong những năm gần đây, do việc thành lập doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề này đòi hỏi ít vốn hơn, vốn quay vòng nhanh, tạo ra sản phẩm thiết yếu cho đời sống, nếu làm ăn hiệu quả thì đem lại lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Dư nợ đối với nhóm ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp, phía ngân hàng cũng hạn chế cấp tín dụng rong lĩnh vực này vì khả năng rủi ro cao, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản – giá trị không ổn định.

64

3.2.1.2. Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

Bảng 3.9. Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013

Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%)

Dư nợ cho vay đối với DNNVV 332,757 489,999 47.25% 472,169 -3.64%

- Dư nợ DNNVV ngắn hạn 257,709 399,945 55.19% 363537 -9.10%

Chiếm tỷ trọng 77.45% 81.62% 76.99%

- Dư nợ DNNVV trung, dài hạn 75,048 90,054 20.00% 108632 20.63%

Chiếm tỷ trọng 22.55% 18.38% 23.01%

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Nhìn chung dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV trong tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao từ 77 - 82% tổng dư nợ. Điều này cho thấy các khoản cho vay DNNVV chủ yếu phục vụ nhu cầu ngắn hạn của các doanh nghiệp. Dư nợ trung hạn năm 2013 có bước tăng đột biến so với năm 2012; đây là xu hướng tăng chung của tổng dư nợ toàn ngân hàng, đồng thời nó cũng là một tín hiệu khả quan trong việc tăng cường cho vay trung hạn đối với các DNNVV. Điều này thể hiện việc DNNVV đã dần dần có thể tiếp cận với các gói vay trung và dài hạn qua các gói vay hỗ trợ mà ngân hàng tạo lập.

65

3.2.1.3. Dƣ nợ tín dụng theo bảo đảm tiền vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

Bảng 3.10. Dư nợ cho vay DNNVV theo bảo đảm tiền vay giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV 332,757 489,999 472,169

Trong đó:

- Dư nợ DNNVV có tài sản đảm bảo 238,162 319,526 326236

Chiếm tỷ trọng 71.57% 65.21% 69.09%

- Dư nợ DNNVV không có tài sản đảm bảo 94,595 170,473 145,933

Chiếm tỷ trọng 28.43% 34.79% 30.91%

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013) hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2013, Hà Nội

Qua bảng ta có thể thấy, tỷ trọng dư nợ DNNVV không có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên qua các năm từ mức 28,43% năm 2011 đến năm 2013 con số này đã tăng lên 30,91% mặc dù có giảm so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ DNNVV có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm đi, điều này cho thấy cùng với chính sách tăng cường và phát triển cho vay DNNVV ngân hàng cũng đã thực hiện những biện pháp nới lỏng chính sách tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được dễ dàng nguồn vốn vay ngân hàng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đây là kết quả phù hợp vì trong giai đoạn này chi nhánh đang cần đẩy mạnh tăng cường cho vay với nhiều doanh nghiệp mới nên cần có nhiều chính sách tín dụng thuận lợi hơn để thu hút các DNNVV. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa thực sự được đẩy mạnh vì theo chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu thì hầu hết các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn tránh những rủi ro có thể xảy ra. Vì thế đối với một số doanh nghiệp nhỏ lượng vốn ít và đứng trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì tài sản đảm bảo làm

66

hạn chế việc các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

3.2.2. Chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

3.2.2.1. Chất lƣợng tín dụng của chi nhánh ngân hàng qua các chỉ tiêu định tính

Nhìn chung, trong những năm vừa qua, chi nhánh Hà Nội trực thuộc ngân hàng TMCP Á Châu đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Song hành cùng việc thu hút được một lượng lớn khách hàng, chi nhánh đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, tuân thủ đúng quy trình tín dụng nhưng vẫn thỏa mãn được phần nào nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện bảng câu hỏi nhằm điều tra, khảo sát về tình hình chất lượng tín dụng tại chi nhánh, học viên thu được nhận định sau:

 Sự thỏa mãn nhu cầu của các DNNVV: thông qua việc thu nhận ý kiến của các khách hàng đang thực hiện giao dịch tại chi nhánh, thống kê cho thấy, với số lượng 35 phiếu phát ra thì 100% kết quả thu về đều hài lòng tương đối với chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Đi sâu vào phân tích các nhân tố , ta nhâ ̣n thấy rằng nhân tố nhân viên chi nhánh có chuyên môn, ân cần, lịch sự đươ ̣c các DN đánh giá cao . Điều này cũng phù hợp với thực tế, chi nhánh Hà Nội có đô ̣i ngũ nhân viên trẻ , nhiê ̣t tình với trình đô ̣ chuyên môn tốt. Hơn nữa, vì ngân hàng là ngành dịch vụ tài chính , nên Ban lãnh đa ̣o luôn nhâ ̣n thức được vai trò quan tro ̣ng của thái đô ̣ phu ̣c vu ̣ với khác h hàng có tác động lớn trong việc thu hút khách hàng . Do đó, viê ̣c xây dựng văn hoá DN , tạo phong cách làm viê ̣c chuyên nghiê ̣p, văn minh li ̣ch sự luôn được coi tro ̣ng.

Được khách hàng đánh giá cao tiếp theo là nhóm nhân tố thời gian gi ải quyết hồ sơ và thủ tu ̣c vay vốn. Điều này cho thấy viê ̣c khách hàng tiếp câ ̣n với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng khá dễ dàng . Ngày nay, để đẩy mạnh tăng trư ởng tín dụng, không chỉ ngồi đợi khách hàng cần vốn tìm đến , mà các nhân viên ngân hàng đã

67

nhanh chóng tiếp câ ̣n , giới thiê ̣u sản phẩm của mình với DN . Do đó, viê ̣c tiếp câ ̣n với nhu cầu vốn của các DNNVV đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhóm nhân tố thứ 3 bị đánh giá thấp nhất là lãi suất cho vay, hạn mức vay và thời ha ̣n vay. Tâm lý của khách hàng đi vay vốn luôn mong muốn vay được số vốn lớn, với thời ha ̣n vay phù hợp và lãi suất thấp . Nhưng về phía Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của mình, ngân hàng phải căn cứ vào nhu cầu , điều kiê ̣n và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết đi ̣nh mức cho vay , thời ha ̣n vay và c ăn cứ vào chi phí huy đô ̣ng vốn để quyết định lãi suất cho vay phù hợp . Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải thâ ̣n tro ̣ng , cân nhắc để đưa ra mức vay , thời ha ̣n và lãi suất vay phù hợp , đảm bảo tính ca ̣nh tranh.

Trong những năm gần đây, có thể nói chi nhánh Hà Nội đã triển khai rất tốt các sản phẩm tín dụng từ hội sở đưa xuống: như gói sản phẩm SME 6 ưu đãi, cho vay mở rộng phát triển kinh doanh, sản phẩm mua nợ… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Việc chấp hành các bước trong quy trình tín dụng: Theo khảo sát, 100% cán bộ tín dụng đã thực hiện tương đối chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng theo đúng trình tự các bước trong sổ tay tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)