Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 72)

3.3.2.1. Các hạn chế

- Về cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa

+ Hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh trong thời gian qua vẫ n chưa đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao nhất cho viê ̣c cảnh báo sớm và hỗ trợ hữu hiê ̣u cho công tác thanh tra ta ̣i chỗ . Nô ̣i dung cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát chưa đánh giá chiến lươ ̣c quản tri ̣ rủi ro của các ngân hàng , các nội dung giám sát chưa được tổng hơ ̣p và đánh giá tổng thể đối với toàn hê ̣ thống ngân hàng .Cảnh báo rủi ro là hoạt động đòi hỏi NHNN chi nhánh Hà Nội đưa ra được danh sách và số lượng các NHTM thuộc quyền quản lý được cảnh báo là nằm ngoài xu hướng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thường cần được điều tra, xem xétvà làm rõ. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giám sát vẫn chỉ mang tính theo dõi,

63

giám sát một cách riêng lẻ đối với từng NHTM. Việc tổng hợp để thấy được các xu hướng chung của cả hệ thống ngân hàng trong từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn là hạn chế của hoạt động giám sát. Chính vì vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường hợp nằm ngoài xu hướng trong hoạt động của hệ thống đang là những việc mà hoạt động giám sát của NHNN cần hoàn thiện.

+ Cán bộ quản lý, giám sát chủ yếu dựa vào khả năng tự phân tích, phán đoán, so sánh trên quá trình theo dõi dữ liệu trong một khoảng thời gian mới phát hiện được số liệu nào chưa chính xác và yêu cầu tổ chức tín dụng đó cung cấp lại. Việc kiểm tra xác minh lại số liệu rất khó khăn và tốn thời gian do mỗi một tổ chức tín dụng sử dụng một phần mềm kế toán khác nhau. Báo cáo của đơn vị chỉ làm và gửi vào cuối tháng nên số liệu chỉ là phản ánh hoạt động tăng giảm trong tháng, căn cứ vào số liệu này chỉ phân tích đánh giá được một số chỉ tiêu chủ yếu của đơn vị là pháp nhân hoàn chỉnh như ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội mà không thể đánh giá được một số hệ thống ngân hàng Thương mại quốc doanh cũng như chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở ngoài Hà Nội về hoạt động tổng thể do vậy việc cảnh báo rủi ro của thanh tra còn hạn chế.

+ Cán bộ làm công tác giám sát từ xa, quản lý, cấp phép ít có cơ hội đi thanh tra theo đoàn, trừ các trường hợp giám sát đặc biệt cần sự phối hợp của phòng thanh tra 1 và các phòng thanh tra khác, do vậy ít có kinh nghiệm cọ sát với hoạt động thực tế của đối tượng thanh tra. Điều này cũng ảnh hưởng tới kết quả đánh giá đối tượng thanh tra khi chỉ dựa trên các báo cáo do đối tượng cung cấp.

- Về cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại chỗ

+ Các Đoàn thanh tra chủ yếu chỉ có khả năng phát hiện các vi phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện được, các rủi ro (biến cố) đã xảy ra trong thực tế như vi phạm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, tỷ lệ khả năng chi trả...), thất thoát tài sản... Thanh tra tại chỗ chủ yếu sử dụng, kiểm tra các thông tin về những rủi ro (biến cố) đã xảy; chưa đưa ra được rủi ro tổng thể của NHTM.

64

phương pháp tuân thủ, trong khi phương pháp thanh tra tuân thủ ngày càng tỏ ra kém hiệu quả so với yêu cầu thanh tra, giám sát an toàn hoạt động NHTM trong điều kiện các NHTM đang phát triển rất nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng của dịch vụ ngân hàng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, viễn thông tiên tiến, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương pháp thanh tra tuân thủ về cơ bản chưa có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu những rủi ro đó.

Thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa đồng bộ áp dụng các hướng dẫn trong sổ tay thanh tra, do đó quá trình thanh tra còn lúng túng, lãng phí thời gian và chất lượng thanh tra chưa cao.

+ Chưa đảm bảo phạm vi và chất lượng thanh tra tại mỗi NHTM là thống nhất và phù hợp với mức độ rủi ro của NHTM. Với cùng một nội dung, việc thanh tra, được tiến hành như nhau đối với các NHTM khác nhau, có quy mô, độ phức tạp, đa dạng của hoạt động và mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến các báo cáo cảnh báo sớm chưa hoàn thiện về nội dung.

+ Số lượng thanh tra viên của Chi nhánh còn thiếu , lực lượng thanh tra viên có đủ trình độ , năng lực làm trưởng đoàn thanh tra chưa nhiều ; khả năng cập n hâ ̣t và khai thác cơ sở dữ l iê ̣u, am hiểu nghiê ̣p vu ̣ mới đang được thực hiê ̣n ta ̣i các NHTM còn hạn chế . Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lươ ̣ng của cảnh báo sớm của các cuô ̣c thanh tra trong quá trình triển khai thanh tra diện rộng (trên nhiều lĩnh vực hoạt động và tại nhiều đơn vị trực thuộc của NHTM) như thanh tra toàn diê ̣n pháp nhân NHTM.

+ Còn có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn an toàn hoạt động cua Việt N am so với tiêu chuẩn, thông lê ̣ quốc tế.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, mô hình tổ chức và chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng của chi nhánh còn bị phân tán, chưa cởi trói và tạo điều kiện cho thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro dẫn đến nội dung của các cảnh báo sớm còn hạn chế.

Thứ hai, phương pháp thanh tra hiện tại vẫn chủ yếu là phương pháp thanh tra tuân thủ. Trong khi, phương pháp này mới chỉ đánh giá về việc tuân thủ pháp luật, chưa đưa ra những nội dung cảnh báo nguy cơ rủi ro của NHTM để đưa ra

65

những kiến nghị và khuyến cáo.

Thứ ba, hiện tại chưa có khung pháp lý phù hợp để thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng của các cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra giám sát. Hê ̣ thống v ăn bản pháp luâ ̣t liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng thanh tra, giám sát ngân hàng chưa được đồng bộ và đầy đủ làm ảnh hưởng đến quả trình xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra.

Thứ tư, năng lực, trình độ của một bộ phận không nhỏ cán bộ thanh tra của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và phương pháp thanh tra, giám sát theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế (thanh tra trên cơ sở rủi ro). Viê ̣c đào ta ̣o đô ̣i ng ũ cán bộ thanh tra tại Chi nhánh chưa được tiến hành đào tạo chuyên sâu về nhận biết , đánh giá rủi ro đối với những sản phẩm , dịch vụ ngân hàng hiện đại . Công tác đào ta ̣o , bồi dưỡng cán bô ̣ châ ̣m được đổi mới . Nô ̣i dung đ ào tạo , bồi dưỡng chưa chú tro ̣ng năng lực thực hành, kỹ năng tác nghiệp . Cơ chế quản lý, sử du ̣ng và chế đô ̣ chính sách đối với đô ̣i ngũ thanh tra viên còn có những bất hợp lý , chưa ta ̣o đô ̣ng lực khuyến khích các thanh tra viên đề cao trách nhiê ̣m , phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức , năng lực công tác.

Thứ năm, hạ tầng cơ sở hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả chưa được bảo đảm; Chưa theo ki ̣p với tốc đô ̣ phát triển công nghê ̣ thông tin, hệ thống công nghệ thông tin dù đã được nâng cấp cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc . Ngoài ra, khi thanh tra ta ̣i chỗ , cán bộ thanh tra chưa đươc tiếp câ ̣n truy câ ̣p vào hê ̣ thống ma ̣ng nô ̣i bô ̣ của đối tượng thanh tra nên khi thanh tra ta ̣i chỗ vẫn phải chấp nhâ ̣n theo số liê ̣u báo cáo của đơn vi ̣.

Thứ sáu, nguyên nhân từ phía NHTM: Năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt quản trị rủi ro của các NHTM nhìn chung còn hạn chế. Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro yêu cầu môi trường quản lý rủi ro và các kỹ năng, trình độ quản trị rủi ro của các NHTM đạt được ở mức nhất định. Các NHTM không tự giác đối với việc cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra của NHNN. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.

66

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CẢNH BÁO SỚM TRONG HOA ̣T ĐỘNG THANH TRA TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

CHI NHÁNH HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng hoạt động thanh tra ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Trước sự phát triển ma ̣nh mẽ của hê ̣ thống ngân hàng thương ma ̣i hiê ̣n nay và nhằm đáp ứng yêu cầu hô ̣i nhâ ̣p kinh tế thế giới , bảo đảm cho hệ thống ngân hàng Viê ̣t Nam hoa ̣t đô ̣ng mô ̣t cách an toàn , hiê ̣u quả, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, mô ̣t yêu cầu đă ̣t ra là phải tiếp tu ̣c đổi mới tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng thanh tra giám sát ngân hàng đến năm 2020. Tại Đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam định hướng đến năm 2020” định hướng phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:

- NHNN có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các NHTM và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNN, các Bộ ngành chịu trách nhiệm thanh tra giám sát trên lĩnh vực tài chính phối hợp, trao đổi thông tin về hoa ̣t đô ̣ng thanh tra , giám sát trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước . NHNN chịu trách nhiê ̣m chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiê ̣n viê ̣c thanh tra , giám sát hợp nhất đối với các NHTM.

- Thườ ng xuyên theo dõi và có nh ững điều chỉnh kịp thời đối với Luật NHNN và Luâ ̣t các NHTM những nô ̣i dung liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng thanh tra giám sát đối với NHTM nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của NHNN Việt Nam .

- Nâng cao hơn nữa vai trò của cơ q uan thanh tra giám sát ngân hàng trong hoạt động thanh tra ngân hàng theo hướng cảnh báo sớm và giám sát từ xa .

- Trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

67

hàng của NHNN là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các NHTM và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng.

- Xây dựng nô ̣i dung hoa ̣t đô ̣ng thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở kết hơ ̣p thanh tra giám sát viê ̣c chấp hành chính sách , pháp luật với thanh tra giám sát rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

+ Nghị đị nh về tổ chứ c và hoa ̣t đô ̣ng của thanh tra giám sát ngân hàng đã đươ ̣c xây dựng , trong đó hoạt động thanh tra là thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tê ̣ và hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng , viê ̣c thực hiê ̣n các quy đi ̣nh trong giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng , đồng thời xem xét đánh giá mức đô ̣ rủi ro , năng lực quản tri ̣ rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng . Bên cạnh đó , hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng là hoạt động được tiến hành

thường xuyên, liên tu ̣c theo các phương pháp, tiêu chuẩn giám sát và hệ thống thông tin báo cáo do Thống đốc NHNN quy đi ̣nh . Thông qua hoa ̣t đô ̣ng giám sát ngân hàng, trong trường hợp phát hiê ̣n đối tượng giám sát ngân hàng vi pha ̣m quy đi ̣nh an toàn hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng và quy đi ̣nh của pháp luâ ̣ t hoă ̣c có dấu hiê ̣u mất an toàn hoạt động, thanh tra giám sát ngân hàng áp du ̣ng ngay các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Nô ̣i dung của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng bao gồm: Thu thâ ̣p, tổng hợp và xử lý các tài liê ̣u , thông tin, dữ liê ̣u theo yêu cầu thanh tra giám sát ngân hàng ; Phân tích, đánh giá tình hình tài chính , hoạt động quản trị điều hành và mức độ rủi ro của đối tượng thanh tra ; Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi pha ̣m pháp luâ ̣t về tiền tê ̣ và hoạt động ngân hàng; Kiến nghi ̣, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chă ̣n và xử lý rủi ro, vi pha ̣m pháp luâ ̣t.

+ Áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro mới theo Basel II là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Đứng trước yêu cầu tăng cường công tác quản trị rủi ro từng bước phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cùng với yêu cầu tuân thủ Basel II của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang tích cực triển khai phân tích khoảng cách, xây dựng lộ trình thực

68

hiện và bước đầu củng cố khuôn khổ quản trị rủi ro ngân hàng trong các lĩnh vực chủ chốt như rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp với sự hỗ trợ của các công ty tư vấn toàn cầu.

Triển khai thực hiện Basel II là một nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đã được Chính phủ phê duyệt. Việc áp dụng Basel II đang có những điều kiện thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do: khuôn khổ pháp lý liên quan (kế toán, tài sản bảo đảm...) còn bất cập; nguồn nhân lực và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng còn hạn chế; bộ máy tổ chức quản trị điều hành chưa thực sự hiệu quả, nhất là công tác quản lý rủi ro; cơ sở dữ liệu không đầy đủ và hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất; mức độ cạnh tranh ngày càng cao do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng Basel II, NHNN đã có các giải pháp để khắc phục những khó khăn kể trên, bảo đảm hợp lý hóa các nguyên tắc, yêu cầu của Basel theo điều kiện thực tiễn của Việt Nam và tiến hành triển khai đồng bộ đối với cả NHNN và các tổ chức tín dụng, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thành công Basel II.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra của ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội

4.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức, bộ máy của bộ phận thanh tra, giám sát

Để thực hiện yêu cầu mới, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, từng bước đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện các hoạt động quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát. Mô hình tổ chức cần phải đổi mới theo hướng tập trung, thống nhất,

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 72)