Cơ cấu tổ chức của bộ phận thanh tra tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 47)

Hà Nội

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chƣ́c bô ̣ phâ ̣n thanh tra ta ̣i chi nhánh

Nguồn: Phòng HCNS – Chi nhánh Hà Nội

Các phòng Thanh tra trực thuộc ngân hàng Nhà nước Hà Nô ̣i đư ợc phân theo loại hình của tổ chức tín dụng:

-Phòng thanh tra 1: Thanh tra giám sát, quản lý, cấp phép. Các cán bộ phòng thanh tra 1 sẽ thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, cấp phép hoạt động cho các NHTM và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát từ xa đối với các NHTM trên địa bàn Hà Nội.

Bộ phận thanh tra tại chỗ bao gồm:

-Phòng thanh tra 2: Thanh tra các chi nhánh tổ chức tín dụng nhà nước -Phòng thanh tra 3: Thanh tra các tổ chức tín dụng cổ phần

-Phòng thanh tra 4: Thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân

Các phòng thanh tra thuộc bộ phận thanh tra tại chỗ sẽ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ tại đơn vị là đối tượng thanh tra, bao gồm: chi nhánh các

38

tổ chức tín dụng Nhà nước, TCTD cổ phần và các quỹ tín dụng nhân dân thuộc quyền quản lý của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội)

-Phòng thanh tra 5: Thanh tra tổng hợp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Phòng thanh tra 5 sẽ có trách nhiệm phụ trách tổng hợp các kết luận thanh tra, đôn đốc các NHTM chỉnh sửa sau các kết luận thanh tra và thực hiện các nhiệm vụ về giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.

3.2. Cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra giám sát tại ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội

3.2.1. Cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa

Các cán bộ của phòng Thanh tra 1 tiến hành theo dõi hoạt động của các ngân hàng thương mại thuộc quyền quản lý của Chi nhánh một cách thường xuyên liên tục thông qua việc tổng hợp số liệu, phân tích tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại dựa trên những báo cáo và số liệu tài chính do các NHTM cung cấp, từ đó xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho các NHTM cụ thể và cho toàn hệ thống NHTM. Trong quá trình tác nghiệp, các thanh tra viên sẽ đối chiếu các quy định về pháp luật (như luật các TCTD năm 2010, luật NHNN năm 2010…) để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Tại thời điểm hiện tại, thông tư số 36 ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD có hiệu lực đã tạo lập nên chuẩn mực mới cao hơn về an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra giám sát ngân hàng, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, bảo đảm phát triển bền vững hậu tái cơ cấu và hội nhập quốc tế.

Một số chỉ tiêu an toàn được quy định trong thông tư 36 như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các NHTM STT Chỉ tiêu Ngƣỡng an toàn

1 Tỷ lệ vốn tối thiểu 9% 2 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 10%

3 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày 50% (Đối với đồng Việt Nam) 10% (Đối với ngoại tệ)

39

Sơ đồ 3.2. Quy trình giám sát từ xa tại Chi nhánh

Nguồn: Sổ tay thanh tra – NHNN Chi nhánh Hà Nội

Các NHTM đều phải đối mặt với các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, một phần quan trọng trong hoạt động giám sát từ xa ngân hàng là cán bộ thanh tra viên của NHNN chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm đóng góp các ý kiến để xây dựng và áp dụng các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra. Bước tiếp theo, bộ phận giám sát từ xa của Chi nhánh tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động của ngân hàng, các nguồn thông tin có thể lấy từ báo cáo định kỳ của ngân hàng, từ các tổ chức nghiên cứu về hoạt động ngân hàng như các tổ chức về thống kê, phân tích, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng… Sau đó, bộ phận giám sát từ xa sẽ tổng hợp, xử

Đóng góp ý kiến với CQTTGS về cải thiện môi trường pháp lý phù hợp với thực tế hoạt động

của các NHTM

Cấp phép hoạt động cho các NHTM trên địa bàn

Xây dựng báo cáo giám sát; Cảnh báo những rủi ro đối với những nhóm hoặc những NHTM cụ thể

Thu thập, tổng hợp và xử lý, phân tích dữ liệu

Xây dựng các mẫu báo cáo yêu cầu NHTM thực hiện và cung cấp

Tiếp tục cập nhật, thẩm tra và bổ sung những thông tin cho

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý và phân tích số liệu; xây dựng các báo cáo giám sát an toàn hệ thống về tổng thể hệ thống ngân hàng, báo cáo cảnh báo sớm về các ngân hàng có các dấu hiện bất thường và gửi sang bộ phận thanh tra tại chỗ để được xác minh thêm.

Các báo cáo giám sát và cảnh báo trên cơ sở các tiêu chí giám sát theo CAMELS dựa vào các kỳ giám sát và thực tế tại TCTD. Tại chi nhánh, các thanh tra viên hoàn thành các loại báo cáo sau:

- Lập các báo cáo cảnh báo dựa trên các kỳ giám sát

Dựa trên các tiêu chí đánh giá đối với những yếu tố trên, các thanh tra viên của Chi nhánh thực hiện lập các báo cáo giám sát bao gồm hai phần :

Thứ nhất, phân chia quá trình giám sát thành các kỳ giám sát gắn với nội dung cảnh báo:

- Kỳ giám sát và nội dung cảnh báo

Hoạt động giám sát từ xa thực hiện giám sát đối với TCTD hàng tuần thì kỳ giám sát được xác định là: tuần, tháng, quý, năm. Đối với những TCTD trong diện kiểm soát đặc biệt, kỳ giám sát có thể là ngày. Căn cứ vào kỳ giám sát trên, các thanh tra viên xác định thông tin cần thu thập, xử lý và trong quá trình xử lý thông tin, các thanh tra viên đưa ra những cảnh báo khi thấy có dấu hiệu bất thường trong hoạt động của TCTD tới các bộ phận liên quan. Việc thu thập, xử lý thông tin theo từng kỳ giám sát là quá trình giám sát liên tục và hệ thống cảnh báo phát sinh từ chính quá trình giám sát này. Nội dung thu thập thông tin và xử lý thông tin theo khuôn khổ CAMELS như sau:

Bảng 3.2. Nội dung cảnh báo sớm đối với từng kỳ giám sát

STT Kỳ giám sát Nội dung Thông tin thu thập Nội dung cảnh báo sớm 1 Hàng tuần - L (khả năng thanh khoản) - S (nhạy cảm với thị trường) - Bảng phân tích thời lượng tài sản Có và tài sản Nợ của TCTD.

- Trạng thái ngoại tệ của TCTD đối với những ngoại tệ chủ yếu. - Khả năng thanh khoản - Thiếu hụt trong đảm bảo trạng thái ngoại tệ

41 2 Hàng tháng - C (Vốn) - A (Chất lượng tài sản Có) TSN, TSC, chiến lược huy động vốn, những biến động của các nguồn vốn lớn của TCTD

- Cơ cấu của các khoản mục đầu tư - Các khoản mục đầu tư nhạy cảm như bất động sản, chất lượng nợ vay, dự phòng và dự trữ.... 3 Kỳ giám sát quý - E (khả năng sinh lời) - M (năng lực quản lý)

ROA, ROE, thu thập, xử lý thông tin ở các kỳ giám sát và bằng kỹ năng tổng hợp củathanh tra viên

Đưa ra những vấn đề thuộc về quản trị điều hành mà TCTD cần quan tâm 4 Kỳ giám sát năm CAMELS

Thông tin được nhìn nhận xuyên suốt qua tất cả các kỳ giám sát trong năm Đưa ra phản ánh chính xác về năng lực quản lý của NHTM

Nguồn: Sổ tay thanh tra NHNN – CN Hà Nội

Trong tương lai, giám sát từ xa nên hướng tới việc nhận thông tin trực tiếp từ hệ thống quản trị thanh khoản và quản lý trạng thái ngoại tệ của TCTD, để đáp ứng được tính kịp thời của cảnh báo.

Thứ hai, lập các báo cáo giám sát và xếp hạng đối với các TCTD

Thông qua việc thu thập xử lý thông tin của một năm, các thanh tra viên tiến hành xếp loại đối với các TCTD; trên cơ sở kết quả xếp loại, lựa chọn những TCTD có vấn đề để phân tích và có cảnh báo đầy đủ hơn.

Theo quy trình giám sát, sau khi giám sát các nội dung theo luật định, các thanh tra viên ở phòng 1 hoàn thành các báo cáo giám sát.

42

+ Báo cáo giám sát định kỳ: Các thanh tra viên tại phòng thanh tra 1 lập báo cáo theo từng kỳ giám sát. Báo cáo định kỳ, có thể chỉ là một bảng tổng hợp số liệu đối với từng TCTD gửi tới các bộ phận liên quan, hoặc có thể là những dấu hiệu cảnh báo về một TCTD nào đó mà thanh tra viên đưa ra trong kỳ giám sát. Báo cáo này được thiết kế để chứa đựng các chỉ tiêu giám sát, và không viết bằng lời mà chỉ có ghi chú kèm theo cho những khoản mục của bảng số liệu.

+ Báo cáo phân tích: Báo cáo do thanh tra viên tại phòng thanh tra 1 thực hiện phân tích đối với từng TCTD riêng biệt, không lập theo khối hoặc nhóm như hiện nay. Tùy theo yêu cầu, thanh tra viên có thể tiến hành phân tích toàn diện về một TCTD hay chỉ một vấn đề nổi cộm nào đó. Các thanh tra viên tiến hành phân tích đưa ra những nhận định, đánh giá về tình trạng rủi ro của TCTD, những kiến nghị đề xuất cho các bộ phận liên quan. Báo cáo phân tích cũng có thể là cơ sở để các thanh tra viên thiết lập bảng ma trận rủi ro trong quy trình thanh tra rủi ro 6 bước. Báo cáo phân tích dựa theo khuôn khổ CAMELS nhưng là kỹ năng của thanh tra viên, không xây dựng thành mẫu chung đưa vào chương trình máy tính và cũng không lập định kỳ đối với tất cả các TCTD. Báo cáo phân tích, chỉ thực hiện theo kỳ giám sát quý hoặc năm đối với những TCTD có vấn đề do thanh tra viên lựa chọn hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.

- Xếp hạng đối với các TCTD: Các quy định xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần được ban hành kèm theo quyết định số 06/2008-NHNN được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMELS nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cổ phần được xếp loại theo các hạng A, B, C, D với ý nghĩa từ tốt đến xấu. Có thể nói việc thực hiện giám sát đã điều chỉnh theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế và đây là cơ sở pháp lý để các thanh tra viên tiến hành xếp loại các ngân hàng thuộc khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Số liệu đánh giá xếp loại được căn cứ vào số liệu kế toán chính thức năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Riêng đối với các chỉ tiêu về an toàn hoạt động ngân hàng, số liệu đánh giá xếp loại theo đúng chế độ thông tin báo cáo hiện hành. Chỉ tiêu năng lực quản trị được đánh giá chung cho cả

43

năm tài chính. Thời gian xem xét đánh giá, xếp loại: Chậm nhất ngày 31 tháng 5 năm sau, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đánh giá kết quả tự đánh giá xếp loại của các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính đặt tại địa bàn và tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước); Tháng 6 hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn kết quả đánh giá xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Trong năm 2014, một số chỉ tiêu đã được các cán bộ thuộc phòng thanh tra 1 thống kê đối với các ngân hàng thương mại thuộc quyền quản lý của Chi nhánh như sau:

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu cơ bản của các TCTD (10/2014)

(Đơn vị tính: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ: tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng, các tỷ lệ: %)

Ngân hàng TTS VCSH Vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều lệ ROA ROE

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Vietinbank 597.636 45.000 32.661 1.4 21.9 10 BIDV 579.022 31.250 23.011 0.8 13.1 10 VCB 504.432 42.336 23.174 1.1 14.7 9.6 AGRB 202.464 42.000 29.154 0.2 3.9 8 MB 188.570 15.832 12.355 1.7 18.6 12.9 Sacombank 178.940 13.412 10.739 1.5 14.2 11.7 SHB 177.295 13.673 10.054 1.1 26.9 9.2

Nguồn: Báo cáo giám sát NHNN CN Hà Nội

Qua số liệu bảng trên, có thể thấy hệ số CAR (VCSH/tài sản có rủi ro có điều chỉnh theo hệ số) của khối NHTMCP Nhà nước (bao gồm NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) và khối NHTM Cổ phần đa phần cao hơn so với quy định là 9%. Đây là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Qua hệ số này

44

có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, bộ phận giám sát từ xa tại NHNN Chi nhánh Hà Nội đã tiếp nhận, xử lý thông tin số liệu báo cáo định kỳvề tình hình hoạt động của các TCTD. Kết quả giám sát được gửi tới bộ phận thanh tra tại chỗ để phối hợp trong việc thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với các NHTM có sai phạm. Điều này cho thấy, bước đầu chi nhánhđã thực hiện theo dõi và thu thập thông tin của các NHTM hoạt động tại địa bàn Hà Nội và ít nhiều cũng có những đánh giá về hoạt động của từng NHTM theo các nội dung giám sát toàn diện hơn.

Bảng 3.4. Tình hình cho vay và huy động của một số NHTM (Quý III/2014)

Đơn vị: Tỷ đồng

NHTM

Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng Cho vay/Tiền gửi (%) 30/09/2014 31/12/2013 (+/- %) 30/09/2014 31/12/2013 (+/- %) Techcombank 71.489 70.275 1,7 121.733 119.978 1,5 58,7 Vietinbank 398.879 376.289 6,0 397.867 364.497 9,2 100,3 VCB 302.181 274.314 10,2 387.326 332.246 16,6 78,0 SHB 96.100 76.510 25,6 114.740 90.761 26,4 83,8 VPBank 70.902 52.474 35,1 100.296 83.844 19,6 10,7 Eximbank 80.070 83.354 (3,9) 89.569 79.472 12,7 89,4 MB 92.396 87.743 5,3 160.436 136.089 17,9 57,6

Nguồn: Báo cáo giám sát quý III/2014 – NHNN CN Hà Nội

Việc dự báo “sức khỏe” của các NHTM trên địa bàn và đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời luôn là yêu cầu đối với bộ phận thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh Hà Nội. Để có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ an toàn theo xếp hạng TCTD, luận văn đưa ra bảng xếp hạng 8 ngân hàng thuộc top đầu về tổng tài sản thông qua đánh giá một số tiêu chí trong mô hình CAMELS với dữ liệu báo cáo tài chính gần nhất là năm 2013.

45

Bảng 3.5. Quy mô tổng tài sản của 8 ngân hàng (07/2014)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

NHTM Vietinbank BIDV VCB AGRB MB Sacombank SHB TCB

TTS 597.636 579.022 504.432 202.464 188.570 178.940 177.295 171.081

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng TT1

Bảng 3.6. Mô hình đánh giá xếp hạng 8 ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng TT1

Chỉ tiêu Tỷ lệ 100 80 60 40 20 An toàn vốn 25% CAR 20% >12% 10-12% 8-10% 6-8% <6% VCSH/Tổng dư nợ ròng 15% >20% 15-20% 10-15% 5-10% <5% Chất lƣợng TS 35% Nợ xấu/Tổng dư nợ ròng 15% <1% 1-2% 2-3% 3-4% >4% Tổng TS sinh lời/TTS 5% >90% 85-90% 80-85% 75-80% <75% Quỹ DPRRTD/ Tổng nợ xấu 10% >90% 70-90% 50-70% 30-50% <30%

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 47)