Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 44)

-Về địa điểm: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi quản lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đó là các NHTM trên địa bàn Hà Nội.

Địa điểm tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

-Thời gian nghiên cứu: Luận văn thu thập các thông tin thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2014 và thu thập các thông tin sơ cấp trong quý IV năm 2014.

35

CHƢƠNG 3

THƢ̣C TRẠNG CẢNH BÁO SỚM TRONG HOA ̣T ĐỘNG THANH TRA TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. Giới thiệu khái quát về hoa ̣t đô ̣ng thanh tra tại ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội

3.1.1. Nhiê ̣m vụ , quyền hạn của bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội

Bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nô ̣i là đơn vi ̣ thuô ̣c cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, giúp Giám đốc chi nhánh quản lý nhà nước , tiến hành thanh tra hành chính , thanh tra giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại , tố cáo, phòng chống tham nhũng , phòng chống rửa tiền đối với đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên đi ̣a bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và theo quy định của Pháp luật.

Bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đố c ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nô ̣i và sự chỉ đa ̣o , hướng dẫn của cơ quan thanh tra , giám sát ngân hàng về công tác , nghiê ̣p vu ̣ thanh tra giám sát ngân hàng đối với đối tượng thanh tra.

Tính đến nay, tổng số các đối tượng thanh tra hoạt động lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội là 400 đơn vị. Cụ thể: 81 chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước; 11 đơn vị Ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội và 142 chi nhánh (gồm cả sở giao dịch và chi nhánh); Quỹ tín dụng nhân dân: 98 quỹ cơ sở và 02 quỹ trung ương; Còn lại là các ngân hàng liên doanh, ngân hàng và chi nhánh ngân hàng có yếu tố nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Hiện nay, bộ phận thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội có 110 người, bao gồm Thanh tra viên chính, Thanh tra viên và cán bộ thanh tra; chiếm hơn 50% số lượng cán bộ, công chức của chi nhánh.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội là:

36

+ Xây dựng kế hoa ̣ch h àng năm trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội phê duyệt ; xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n kế hoa ̣ch thanh tra , chương trình công tác thuộc trách nhiệm của Thanh tra , giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội;

+ Thanh tra việc thực hiê ̣n chính sách , pháp luật và nhiệm vụ , quyền ha ̣n của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nô ̣i;

+ Thanh tra đối vớ i các đối tươ ̣ng thanh tra ngân hà ng trong pha ̣m vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội được giao;

+ Thanh tra vụ viê ̣c khác do Chánh Thanh tra , giám sát ngân hàng hoặc giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao;

+ Giám sát đối tượng giám sát ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội được giao và theo quy định của pháp luâ ̣t;

+ Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị , đề xuất cơ quan, tổ chứ c, cá nhân có th ẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn , xử lý vi phạm đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng , đối tươ ̣ng giám sát ngân hàng theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t;

+ Thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ phòng, chống tham nhũng theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về phòng, chống tham nhũng;

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra , giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý được giao;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra viê ̣c thực hiê ̣n các kết luâ ̣n , kiến nghi ̣, quyết đi ̣nh xử lý về thanh tra, giám sát của thanh tra giám sát chi nhánh Hà Nội;

+ Thực hiê ̣n mô ̣t số nhiê ̣m vu ̣ liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng cấp phép theo quy đi ̣nh của Ngân hàng Nhà nước;

+ Tổ chứ c tâ ̣p huấn , hướng dẫn nghiê ̣p vu ̣ thanh tra , giám sát cho cán bộ thanh tra ngân hàng;

37

+ Thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ phòng , chống rửa tiền , phòng chống tài trợ khủng bố và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật , ngân hàng Nhà nước và phân cấp, ủy quyền của Chánh thanh tra , giám sát ngân hàng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của bộ phận thanh tra tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội Hà Nội

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chƣ́c bô ̣ phâ ̣n thanh tra ta ̣i chi nhánh

Nguồn: Phòng HCNS – Chi nhánh Hà Nội

Các phòng Thanh tra trực thuộc ngân hàng Nhà nước Hà Nô ̣i đư ợc phân theo loại hình của tổ chức tín dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phòng thanh tra 1: Thanh tra giám sát, quản lý, cấp phép. Các cán bộ phòng thanh tra 1 sẽ thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, cấp phép hoạt động cho các NHTM và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát từ xa đối với các NHTM trên địa bàn Hà Nội.

Bộ phận thanh tra tại chỗ bao gồm:

-Phòng thanh tra 2: Thanh tra các chi nhánh tổ chức tín dụng nhà nước -Phòng thanh tra 3: Thanh tra các tổ chức tín dụng cổ phần

-Phòng thanh tra 4: Thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân

Các phòng thanh tra thuộc bộ phận thanh tra tại chỗ sẽ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ tại đơn vị là đối tượng thanh tra, bao gồm: chi nhánh các

38

tổ chức tín dụng Nhà nước, TCTD cổ phần và các quỹ tín dụng nhân dân thuộc quyền quản lý của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội)

-Phòng thanh tra 5: Thanh tra tổng hợp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Phòng thanh tra 5 sẽ có trách nhiệm phụ trách tổng hợp các kết luận thanh tra, đôn đốc các NHTM chỉnh sửa sau các kết luận thanh tra và thực hiện các nhiệm vụ về giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.

3.2. Cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra giám sát tại ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội

3.2.1. Cảnh báo sớm trong hoạt động giám sát từ xa

Các cán bộ của phòng Thanh tra 1 tiến hành theo dõi hoạt động của các ngân hàng thương mại thuộc quyền quản lý của Chi nhánh một cách thường xuyên liên tục thông qua việc tổng hợp số liệu, phân tích tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại dựa trên những báo cáo và số liệu tài chính do các NHTM cung cấp, từ đó xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho các NHTM cụ thể và cho toàn hệ thống NHTM. Trong quá trình tác nghiệp, các thanh tra viên sẽ đối chiếu các quy định về pháp luật (như luật các TCTD năm 2010, luật NHNN năm 2010…) để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Tại thời điểm hiện tại, thông tư số 36 ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD có hiệu lực đã tạo lập nên chuẩn mực mới cao hơn về an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra giám sát ngân hàng, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, bảo đảm phát triển bền vững hậu tái cơ cấu và hội nhập quốc tế.

Một số chỉ tiêu an toàn được quy định trong thông tư 36 như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các NHTM STT Chỉ tiêu Ngƣỡng an toàn

1 Tỷ lệ vốn tối thiểu 9% 2 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 10%

3 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày 50% (Đối với đồng Việt Nam) 10% (Đối với ngoại tệ)

39

Sơ đồ 3.2. Quy trình giám sát từ xa tại Chi nhánh

Nguồn: Sổ tay thanh tra – NHNN Chi nhánh Hà Nội

Các NHTM đều phải đối mặt với các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, một phần quan trọng trong hoạt động giám sát từ xa ngân hàng là cán bộ thanh tra viên của NHNN chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm đóng góp các ý kiến để xây dựng và áp dụng các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra. Bước tiếp theo, bộ phận giám sát từ xa của Chi nhánh tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động của ngân hàng, các nguồn thông tin có thể lấy từ báo cáo định kỳ của ngân hàng, từ các tổ chức nghiên cứu về hoạt động ngân hàng như các tổ chức về thống kê, phân tích, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng… Sau đó, bộ phận giám sát từ xa sẽ tổng hợp, xử

Đóng góp ý kiến với CQTTGS về cải thiện môi trường pháp lý phù hợp với thực tế hoạt động

của các NHTM

Cấp phép hoạt động cho các NHTM trên địa bàn

Xây dựng báo cáo giám sát; Cảnh báo những rủi ro đối với những nhóm hoặc những NHTM cụ thể

Thu thập, tổng hợp và xử lý, phân tích dữ liệu

Xây dựng các mẫu báo cáo yêu cầu NHTM thực hiện và cung cấp

Tiếp tục cập nhật, thẩm tra và bổ sung những thông tin cho

40

lý và phân tích số liệu; xây dựng các báo cáo giám sát an toàn hệ thống về tổng thể hệ thống ngân hàng, báo cáo cảnh báo sớm về các ngân hàng có các dấu hiện bất thường và gửi sang bộ phận thanh tra tại chỗ để được xác minh thêm.

Các báo cáo giám sát và cảnh báo trên cơ sở các tiêu chí giám sát theo CAMELS dựa vào các kỳ giám sát và thực tế tại TCTD. Tại chi nhánh, các thanh tra viên hoàn thành các loại báo cáo sau:

- Lập các báo cáo cảnh báo dựa trên các kỳ giám sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên các tiêu chí đánh giá đối với những yếu tố trên, các thanh tra viên của Chi nhánh thực hiện lập các báo cáo giám sát bao gồm hai phần :

Thứ nhất, phân chia quá trình giám sát thành các kỳ giám sát gắn với nội dung cảnh báo:

- Kỳ giám sát và nội dung cảnh báo

Hoạt động giám sát từ xa thực hiện giám sát đối với TCTD hàng tuần thì kỳ giám sát được xác định là: tuần, tháng, quý, năm. Đối với những TCTD trong diện kiểm soát đặc biệt, kỳ giám sát có thể là ngày. Căn cứ vào kỳ giám sát trên, các thanh tra viên xác định thông tin cần thu thập, xử lý và trong quá trình xử lý thông tin, các thanh tra viên đưa ra những cảnh báo khi thấy có dấu hiệu bất thường trong hoạt động của TCTD tới các bộ phận liên quan. Việc thu thập, xử lý thông tin theo từng kỳ giám sát là quá trình giám sát liên tục và hệ thống cảnh báo phát sinh từ chính quá trình giám sát này. Nội dung thu thập thông tin và xử lý thông tin theo khuôn khổ CAMELS như sau:

Bảng 3.2. Nội dung cảnh báo sớm đối với từng kỳ giám sát

STT Kỳ giám sát Nội dung Thông tin thu thập Nội dung cảnh báo sớm 1 Hàng tuần - L (khả năng thanh khoản) - S (nhạy cảm với thị trường) - Bảng phân tích thời lượng tài sản Có và tài sản Nợ của TCTD.

- Trạng thái ngoại tệ của TCTD đối với những ngoại tệ chủ yếu. - Khả năng thanh khoản - Thiếu hụt trong đảm bảo trạng thái ngoại tệ

41 2 Hàng tháng - C (Vốn) - A (Chất lượng tài sản Có) TSN, TSC, chiến lược huy động vốn, những biến động của các nguồn vốn lớn của TCTD

- Cơ cấu của các khoản mục đầu tư - Các khoản mục đầu tư nhạy cảm như bất động sản, chất lượng nợ vay, dự phòng và dự trữ.... 3 Kỳ giám sát quý - E (khả năng sinh lời) - M (năng lực quản lý)

ROA, ROE, thu thập, xử lý thông tin ở các kỳ giám sát và bằng kỹ năng tổng hợp củathanh tra viên

Đưa ra những vấn đề thuộc về quản trị điều hành mà TCTD cần quan tâm 4 Kỳ giám sát năm CAMELS

Thông tin được nhìn nhận xuyên suốt qua tất cả các kỳ giám sát trong năm Đưa ra phản ánh chính xác về năng lực quản lý của NHTM

Nguồn: Sổ tay thanh tra NHNN – CN Hà Nội

Trong tương lai, giám sát từ xa nên hướng tới việc nhận thông tin trực tiếp từ hệ thống quản trị thanh khoản và quản lý trạng thái ngoại tệ của TCTD, để đáp ứng được tính kịp thời của cảnh báo.

Thứ hai, lập các báo cáo giám sát và xếp hạng đối với các TCTD

Thông qua việc thu thập xử lý thông tin của một năm, các thanh tra viên tiến hành xếp loại đối với các TCTD; trên cơ sở kết quả xếp loại, lựa chọn những TCTD có vấn đề để phân tích và có cảnh báo đầy đủ hơn.

Theo quy trình giám sát, sau khi giám sát các nội dung theo luật định, các thanh tra viên ở phòng 1 hoàn thành các báo cáo giám sát.

42

+ Báo cáo giám sát định kỳ: Các thanh tra viên tại phòng thanh tra 1 lập báo cáo theo từng kỳ giám sát. Báo cáo định kỳ, có thể chỉ là một bảng tổng hợp số liệu đối với từng TCTD gửi tới các bộ phận liên quan, hoặc có thể là những dấu hiệu cảnh báo về một TCTD nào đó mà thanh tra viên đưa ra trong kỳ giám sát. Báo cáo này được thiết kế để chứa đựng các chỉ tiêu giám sát, và không viết bằng lời mà chỉ có ghi chú kèm theo cho những khoản mục của bảng số liệu.

+ Báo cáo phân tích: Báo cáo do thanh tra viên tại phòng thanh tra 1 thực hiện phân tích đối với từng TCTD riêng biệt, không lập theo khối hoặc nhóm như hiện nay. Tùy theo yêu cầu, thanh tra viên có thể tiến hành phân tích toàn diện về một TCTD hay chỉ một vấn đề nổi cộm nào đó. Các thanh tra viên tiến hành phân tích đưa ra những nhận định, đánh giá về tình trạng rủi ro của TCTD, những kiến nghị đề xuất cho các bộ phận liên quan. Báo cáo phân tích cũng có thể là cơ sở để các thanh tra viên thiết lập bảng ma trận rủi ro trong quy trình thanh tra rủi ro 6 bước. Báo cáo phân tích dựa theo khuôn khổ CAMELS nhưng là kỹ năng của thanh tra viên, không xây dựng thành mẫu chung đưa vào chương trình máy tính và cũng không lập định kỳ đối với tất cả các TCTD. Báo cáo phân tích, chỉ thực hiện theo kỳ giám sát quý hoặc năm đối với những TCTD có vấn đề do thanh tra viên lựa chọn hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.

- Xếp hạng đối với các TCTD: Các quy định xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần được ban hành kèm theo quyết định số 06/2008-NHNN được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMELS nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cổ phần được xếp loại theo các hạng A, B, C, D với ý nghĩa từ tốt đến xấu. Có thể nói việc thực hiện giám sát đã điều chỉnh theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế và đây là cơ sở pháp lý để các thanh tra viên tiến hành xếp loại các ngân hàng thuộc khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Số liệu đánh giá xếp loại được

Một phần của tài liệu Tăng cường cảnh báo sớm trong hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 44)