- Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu, linh kiện thiết bị điện tử, điện lạnh, điện máy chuyên dụng và dân dụng, khí công nghiệp,.
2.2.1. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Ma
tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai
2.2.1. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Điệntử Sao Mai tử Sao Mai
2.2.1.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty
Để phục vụ cho yêu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm, hiện nay công ty phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất như: Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dich vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền liên quan đến phân xưởng.
Việc phân loại chi phí như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý định mức chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm theo đúng qui định hiện hành, đánh giá tình hình kế hoach giá thành từ đó đề ra được các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Theo đánh giá của tác giả thì cách phân loại này rất phù hợp với đăc điểm sản xuất kinh doanh của công ty vì nó cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập các định mức chi phí sản xuất và lập giá thành kế hoạch cho kỳ sau.
2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ của doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai có đặc thù tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều công đoạn sản xuất nên hoạt động sản xuất của công ty gồm nhiều loại chi phí với nội dung kinh tế, công dụng và địa điểm phát sinh. Từ đó cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về giá thành của từng yếu tố chi phí góp phần tăng cường công tác quản lý và tiết kiệm chi phí.
2.2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là các thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng.
Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp.
Tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai áp dụng 2 phương pháp tập hợp chi phí: phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: áp dụng với các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: áp dụng cho các loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiền hành tập hợp chung các chi phí như chi phí nguyên vật liệu phục vụ quản lý phân xưởng, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…; căn cứ vào các chứng từ (bảng tổng hợp chứng từ) theo từng địa điểm phát sinh. Sau đó để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan theo trình tự sau:
+ Xác định hệ số phân bổ: Hệ số
phân bổ =
Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ cho các đối tượng Tổng tiêu chuẩn phân bổ cho các đối tượng + Xác định mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti x H Trong đó:
Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i H: Là hệ số phân bổ chi phí
Hiện nay, tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai, Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách phân loại này giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được có độ chính xác cao vì chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn và có tính ổn định hơn so với các chi phí khác.
2.2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai
Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó hạch toán đúng và đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có vai trò quan trọng trong quản lý chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm được chính xác.
Các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm tại công ty trong kỳ do phòng vật tư thu mua sau khi cân đo, kiểm tra chất lượng nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được nhập kho hoặc xuất dùng ngay cho sản xuất.
* Các chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: + Phiếu xuất kho (Nếu dùng nguyên vật liệu ở trong kho)
+ Hóa đơn GTGT (Nếu nguyên vật liệu mua ngoài về sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm)
+ Bảng phân bổ NVL. CCDC * Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. TK này được mở chi tiết cho từng loại nguyên liệu vật liệu
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Hằng ngày, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư của mỗi phân xưởng ( căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất cụ thể, định mức tiêu hao vật tư theo kế hoạch sản xuất của mỗi phân xưởng), kế toán vật tư tại phân xưởng viết phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Phòng vật tư viết “ Phiếu xuất kho” . Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu tại nơi lập phiếu
+ Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên cho kế toán viên để ghi sổ và lưu trữ.
+ Liên 3: Giao cho người nhận vật tư để theo dõi tại bộ phận sử dụng.
Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, đối với nguyên vật liệu chính, Phòng vật tư chỉ ghi chỉ tiêu số lượng, đơn vị tính trên phiếu xuất kho sau đó chuyển sang kế toán phụ trách nguyên vật liệu xác định đơn giá và tổng giá nguyên vật liệu xuất vào thẻ kho để theo dõi tình hình cấp vật tư. Hàng tháng thủ kho sẽ phải mang thẻ kho về phòng kế toán để đối chiếu số nguyên vật liệu tồn kho, nhập kho và đã sử dụng để sản xuất.
Đối với nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,… kế toán không chi phản ánh vào phiếu xuất kho mà còn lập bảng kê xuất kho cho từng loại vật liệu.
Kế toán viên căn cứ vào phiếu xuất kho, toàn bộ trị giá nguyên vật liệu được phản ánh bằng bút toán:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Trị giá vật liệu xuất kho tại công ty áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá vật liệu xuất kho
Đơn giá vật liệu xuất kho =
Trị giá vốn thực tế nguyên liệu,
vật liệu tồn đầu kỳ +
Trị giá vốn thực tế nguyên liệu,vật liệu nhập trong kỳ Số lượng nguyên liệu, vật liệu
tồn đầu kỳ +
Số lượng nguyên liệu, vật liệu nhập trong kỳ)
GTGT để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng sử dụng trên sổ chi tiết TK 621 theo định khoản:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( trường hợp mua NVL không nhập kho mà xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331…
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào sổ chi tiết vật tư, lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, căn cứ vào đó để lập chứng từ ghi sổ, đồng thời vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào Sổ cái TK 621. Cuối tháng, kế toán giá thành căn cứ tổng phát sinh bên Nợ TK 621, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm, ghi :
Nợ TK 154:
Có TK 621: ( chi tiết cho từng loại sản phẩm )
Trong giới hạn bài luận văn, tác giả xin trình bày việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm là hộp sắt 7 lít ( GES) được sản xuất trong tháng 10 làm ví dụ để minh họa.
Ví dụ: Ngày 29/10/2012 xuất kho Nguyên vật liệu chính là thép SPCC d=0,8 số lượng 851,68kg để phục vụ cho sản xuất hộp sắt 7 lít. Số lượng tồn đầu kỳ của thép là 436,05kg, trị giá 8.502.987 đồng. Số lượng thép nhập trong kỳ là 2.001,8kg với trị giá là 33.666.673 đồng.
Theo công thức trên ta có: Đơn giá bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ =
8.502.987 + 33.666.673 =
17.297,89 đồng 436,05 + 2.001,8
Trị giá vốn thực tế của thép SPCC d=0,8 xuất kho: 851,68 x 17.297,89 = 14.732.266 ( đồng )
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai. Bộ phận:. Sản xuất
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)