- Bên Có: Phản ánh và kết chuyển trị giá sảnphẩm dở dang cuối kì vào TK 154.
1.5.1 Đối tượng và mục tiêu của kế toán quản trị chi phí và giá thành sảnphẩm
- Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị là các quá trình khai thác sự hình thành và phát sinh các loại chi phí khác nhau nhằm hướng đến việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định để giúp nhà quản trị doanh nghiệp điều hành, quản lý doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
- Mục tiêu tổ chức Kế toán quản trị
+ Xác định, phản ánh mối quan hệ giữa quá trình tiêu dùng các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh với kết quả do quá trình đó tạo ra nhằm định lượng giá trị của tài sản hình thành.
+ Xác lập được mối quan hệ giữa chi phí với giá thành sản phẩm nhằm cung cấp thông tin cụ thể cho nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quết định sản xuất hợp lý, chính xác và kịp thời.
+ Đánh giá thực trạng quản lý sản xuất và giá thành sản phẩm và dự báo khả năng của doanh nghiệp cũng như xu hướng của thị trường tiêu thụ để làm cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, mục tiêu của Kế toán quản trị chính là cung cấp những thông tin hữu ích một các chi tiết cụ thể cho nhà quản trị để đưa ra các quyết định quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
1.5.2Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Do sự khác nhau cơ bản về đối tượng sử dụng thông tin của Kế toán tài chính với kế toán quản trị nên nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có sự khác biệt nhất định. Ngoài việc lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí, giá thành một cách hợp lý kế toán quản trị tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:
- Phản ánh, phân tích thông tin quả khứ để đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phân tích và cung cấp các thông tin về dự báo chi phí, nhằm phục vụ cho việc định hướng, lựa chọn, ra quyết định quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung này được thể hiện thông qua công tác lập báo cáo sản xuất, lựa chọn những thông tin thích hợp để cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở ra các quyết định như: từ chối hay chấp nhận một đơn đặt hàng, tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận sản xuất kinh doanh, quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài….
- Tổ chức lập, phân tích báo cáo sản xuất, xác định độ lệch của thông tin thực hiện với thông tin dự báo, xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.