THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HUY THÀNH
2.2.2. Phân loại và đánh giá NVL, công cụ dụng cụ
* Phân loại NVL, công cụ dụng cụ
Nguyên liệu dùng trong sản xuất bao gồm rất nhiều loại sắt, kính, hợp kim khác nhau. Để giúp cho công tác hạch toán chính xác với từng nguyên vật liệu thì kế toán Công ty TNHH Huy Thành phải phân loại nguyên vật liệu theo từng loại riêng để nhằm quản lý tốt tình hình kho và sự biến động của từng loại nguyên vật liệu. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu, do đó có thể cung cấp các
thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Căn cứ vào công dụng kế toán của nguyên vật liệu, Công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành các loại chủ yếu như sau:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm cửa sắt, cưa nhôm, của kính như: nhôm cuộn, sắt tấm.
Nguyên vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại, tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên mẫu mã của bồn tăng chất lượng sản phẩm như: bản lề, móc khoá, hoa thị, tay cầm, đề can, sơn nhũ, sơn xanh, axit, axeton, dung môi pha sơn, gang tay, ren 20, ren 48.
Ngoài những NVL trên thì khi sản xuất các loại cửa còn cần thêm một số công cụ dụng cụ đươc phân loại như sau:
- Áo bảo hộ, bút lông, bút sơn, chổi sơn. - Khẩu trang.
-Băng dán giấy.
* Tính giá NVL tại công ty
Tính giá NVL phục vụ cho việc mở sổ sách kế toán chi tiết nhằm kiểm tra, theo dõi, giám sát tình hình nhập xuất tồn kho NVL về mặt giá trị. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của NVL tại công ty mà mỗi đơn vị lựa chọn một phương pháp tính giá riêng như phần lý luận chung đã trình bày.
Công ty TNHH Huy Thành tuân thủ quy định của Bộ Tài chính về thuế giá trị gia tăng, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tức là thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp được tính bằng công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Do vậy giá trị NVL mà công ty theo dõi, vào sổ là giá không có thuế.
- Tính giá nhập kho NVL
NVL của công ty chủ yếu nhập kho từ hoạt động mua ngoài nên giá nhập kho NVL được tính bằng công thức.
Giá thực tế
NVL nhập kho =
Giá mua ghi trên hoá đơn +
Chi phí thu mua NVL -
giảm giá hàng bán (nếu có) - Tính giá xuất kho NVL
Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều phương pháp tính giá khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường dựa vào đặc trưng của doanh nghiệp mình mà sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp. Công ty TNHH Huy Thành là một đơn vị sản xuất kinh doanh không lớn nhưng có số lượng các nghiệp vụ xuất kho, nhập kho tương đối lớn trong một kỳ
kinh doanh. Do vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung về quản lý cũng như hạch toán NVL, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung về quản lý cũng như hạch toán NVL đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Công ty đã lựa chọn phương pháp đơn giá NVL nói riêng cũng như các loại hàng tồn kho nói riêng. Có nghĩa là trong kỳ kế toán, các nghiệp vụ xuất kho NVL được kế toán vật tư ghi chép về mặt số lượng, đến cuối kỳ, sau khi tính ra đơn giá NVL thực tế xuất kho, kế toán mới tính ra giá trị NVL xuất kho.
Ta có:
Đơn giá bình quân
NVL xuất kho = Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Sau đó:
Giá thực tế từng loại xuất kho =
Số lượng từng loại
xuất kho x
Đơn giá đơn bình quân NVL xuất kho