THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HUY THÀNH
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Huy Thành
Quá trình sản xuất cửa sắt, cửa kính, cửa chống cháy có ý nghĩa rất quan trọng. Quá trình này bao quát toàn bộ các công việc cơ bản từ khi nguyên vật liệu nhập kho đến khi sản phẩm xuất xưởng. Nó thể hiện được mối quan hệ mật thiết giữa các bước công việc với nhau, với quá trình sản xuất và được thể hiện qua các bước:
Bước 1: Kính tấm nguyên khổ được đưa qua máy cắt để cắt theo quy cách đơn đặt hàng. Sau khi đã được cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch bề mặt kính. Tiếp sau đó chúng sẽ được chuyển sang vị trí chờ ghép.
Bước 2: Cắt các thanh cữ kính theo quy cách phù hợp với quy cách kính cần ghép.
Bước 3: Các thanh cữ sẽ được đưa qua thiết bị bơm để bơm các hạt hút ẩm vào phần rỗng bên trong, sau đó chúng sẽ được gắn các phụ kiện định vị vào hai đầu thanh cữ.
Bước 4: Các thanh cữ kính được đưa qua thiết bị bơm keo butyl để phủ một lớp keo butyl lên hai mặt bên của thanh cữ. Sau đó chúng sẽ được chuyển sang thiết bị treo và truyền thanh.
Bước 5: Các thanh cữ đã được phun keo sẽ được chuyển từ thiết bị treo sang dây chuyền ép keo tại vị trí các tấm kính đã được xử lý sạch ở Bước 1 để ép lại với nhau. Từng tấm kính sẽ lần lượt được ép chặt vào bề mặt các bên của thanh cữ.
Bước 6: Các tấm kính đã được ghép ở bước 5 sẽ được chuyển sang dây chuyền ép keo Silicone đặc chủng để được ép một lớp keo Silicone dày 5mm đến 10mm xung quanh tấm kính(tùy theo nhu cầu và kích cỡ tấm kính).
Bước 7: Sản phẩm hoàn chỉnh qua 06 công đoạn trên sẽ được tiến hành kiêm tra lại nghiêm nghặt trước khi nhập kho thành phẩm. Những sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ bị loại bỏ.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công tyTNHH Huy Thành TNHH Huy Thành
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và điều lệ tổ chức của công ty. Hiện nay Công ty gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật; Các phòng đều có trưởng phòng và các nhân viên, làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và theo nhiệm vụ, chức năng của riêng mình.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành việc sản xuất, kinh doanh hàng ngày của Công ty, giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ Công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của cả đơn vị, đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên của Công ty. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan đến điều lệ của Công ty.
Phó giám đốc: là người giúp Giám đốc quản lý công ty, phụ trách một lĩnh vực hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và được Giám đốc ủy quyền quyết định các công việc của Công ty khi Giám đốc vắng mặt, chịu mọi trách nhiệm trước Giám đốc về công việc của mình.
Các phòng chức năng bao gồm:
Phòng Tổ chức -Hành chính: Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên cũng như thực hiện các công tác tổ chức biên chế quản lý, lập kế hoạch phát triển lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng, điều chuyển, tuyển dụng lao động. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước và kế hoạch năm sau để xây dựng quỹ lương, thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch; theo dõi đôn đốc, tổng hợp kế hoạch sản xuất; đề xuất bổ xung thay đổi một số công việc cho phù hợp với thực tế sản xuất. Điều hành chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật, tổng hợp nhu cầu vật tư, thiết bị; có trách nhiệm lập hồ sơ tham gia đấu thầu, xây dựng kế hoạch hoạt động của Công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình mua bán, xuất nhập vật tư trong quá trình sản xuất; quản lý thủ tục thanh toán vật tư theo chế độ hiện hành. Tập hợp toàn bộ chi phí hợp lệ theo thực tế khi có biên bản nghiệm thu nội bộ tại kho để hạch toán rõ ràng kịp thời và phản ánh trung thực kết quả kinh doanh tại thời điểm niên độ kế toán kết thúc. Thực hiện chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên. Quản lý thu chi tiền vốn, hạch toán chi tiết tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty. Lập báo các tài chính hàng tháng, quý, năm trình ban lãnh đạo. Phân tích tình hình tài
chính của Công ty và cung cấp các thông tin tài chính - kế toán cần thiết giúp Giám đốc có các quyết định phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác.
Đội sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý tốt phương tiện vận tải, máy móc thiết bị.Sản xuất đúng với đơn đặt hàng,đúng yêu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị, xe chuyên dùng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và lắp đặt,hoàn thiện các công trình CN và dân dụng. Phân công hợp lý, khoa học,theo dõi ngày công, giờ công của thợ vận hành máy móc đảm bảo đáp ứng mọi chế độ cho công nhân.
Với mô hình quản lý như trên, Công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội sản xuất để từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo uy tín cho Công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: