Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch bê tông tại Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tây Đô (Trang 36)

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải còn gia công, chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ nhau nên ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang và những sản phẩm dở dang này bao gồm: - Chi tiết, bộ phận gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hay tại vị trí sản xuất.

- Những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm.

- Để biết được sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê và tính giá, nguyên tắc của kiểm kê là phải tiến hành đồng thời, tránh trùng lắp, tránh bỏ sót.

nghiệp

mức độ, thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ cho phù hợp.

1.2.3.1. Đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

Theo phương pháp này, chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phân chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Chi phí SPDD cuối kỳ = CP NVL chính DDĐK + CP NVL chính PSTK x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + SL SP DDCK

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT (nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Như vậy vẫn đảm bảo được mức độ chính xác, đơn giản và giảm bớt được khối lượng tính toán.

1.2.3.2. Đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này trước hết cần quy đổi khối lượng SPDD ra khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó, xác định từng khoản mục chi phí theo nguyên tắc sau.

* Đối với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính) bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản phẩm thì giá trị SPDD cuối kỳ được tính theo công thức như ở mục 1.2.3.1.

* Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất thì giá trị SPDD được tính theo sản lượng hoàn thành tương đương theo công thức sau:

Giá trị SPDD cuối kỳ

=

SPDDĐK tính theo chi + Chi phí SXDDTK

x

Số lượng sản phẩm quy đổi Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP quy đổi

nghiệp

1.2.3.3. Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng SPDD và chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng (giai đoạn) để tính giá trị SPDD cuối kỳ, cũng có thể chỉ tính theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cho tất cả các khoản mục chi phí. Sau đó, tập hợp lại cho từng sản phẩm.

Công thức tính:

Chi phí sản xuất SPDD cuối kỳ = Sản lượng SPDD x Chi phí định mức

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch bê tông tại Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tây Đô (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w