Những ý kiến đóng góp đối với công ty CPĐTXD Số

Một phần của tài liệu Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 36 (Trang 84)

III- Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:

3.2.2 Những ý kiến đóng góp đối với công ty CPĐTXD Số

Qua thời gian tìm hiểu thực tế, kết hợp với vốn kiến thức đã được học tập, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin được đưa ra một số ý kiến mang tính đóng góp, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty, như sau:

ý kiến thứ nhất, công ty nên kiến nghị nhà sản xuất nhằm hoàn thiện hệ

thống phần mềm kế toán FAST hơn.

+ Phần mềm Fast, có nhược điểm là các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu xử lý còn chưa tốt. Nên liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để hoàn thiện xử lý kĩ hơn các nghiệp vụ này, vì hiện tại công ty không có các nghiệp vụ này , nhưng tương lai sẽ khác. Và những nghiệp vụ như sau khi nhập khẩu hàng hoá, số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu cuối tháng sẽ được phần mềm tổng hợp lên bảng kê thuế GTGT hàng hoá mua vào.

+ Bên cạnh đó, Fast còn có nhược điểm các Sổ chi tiết các tài khoản 133, 3331 được thiết kế và lập trình lại để có thể theo dõi tình hình thuế

+ Ngoài ra, phần mềm Fast còn có một nhược điểm là các mẫu biểu kế toán không vẫn chưa kịp thời sửa đổi theo QĐ 15/2006, vì vậy kế toán tổng hợp của công ty phải lập báo cáo kế toán trên EXCEL, rất bất cập. Vì vậy công ty nên kiến nghị ngay nhà sản xuất kịp thời khắc phục lỗi này, để công tác kế toán được thuận tiện hơn, giảm được khối lượng công tác kế toán.

ý kiến thứ hai, như đã nêu ở trên, với số thuế tạm nộp của công trình

ngoại tỉnh, khi có hóa đơn về, kế toán thuế nên tập hợp ngay trong tháng kê khai đó để tiến hành trừ ngay số tiền thuế đã tạm nộp. Tránh để một khoản tiền của công ty không được sử dụng. Số tiền thuế tạm nộp này sẽ làm giảm số thuế phải nộp trong tháng. Và số tiền thuế được giảm có thể được tiếp tục sử dụng với nhiều mục đích như thanh toán các khoản phải trả, gửi tiết kiệm lấy lãi suất, ... Từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cũng như uy tín cho công ty.

ý kiến thứ ba, là đối tượng được hoàn thuế, công ty gửi hồ sơ hoàn thuế đến

cơ quan thuế để xin hoàn thuế GTGT. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007)

+Tờ khai thuế GTGT các tháng.

+Bảng kê tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại ( mẫu số 01(1)- HTBT).

Việc kế toán quy trình hoàn thuế GTGT, công ty có thể căn cứ vào những ý kiến đóng góp với Nhà nước ở trên khi được sửa đổi để có thể kế toán thuế GTGT một cách chính xác và đầy đủ hơn. Giả sử lúc đó Nhà nước đã cho ban hành thêm 2 TK cấp 3 là TK 1333 – Thuế GTGT đã đề nghị hoàn

và TK 13334 – Thuế GTGT đã được hoàn phải thu. Lúc đó trình tự kế toán hoàn thuế GTGT của DN như sau:

+ Khi doanh nghiệp lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế và gửi cho cơ quan thuế số thuế đề nghị hoàn là 1.021.413.893 VNĐ. Kế toán định khoản:

Nợ TK 1333 1.021.413.893

Có TK 1331 1.021.413.893

+ Khi cơ quan thuế đồng ý hoàn toàn bộ số thuế GTGT doanh nghiệp yêu cầu, khi nhận được quyết định hoàn thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 1334 1.021.413.893

Có TK 1333 1.021.413.893 + Khi nhận được tiền hoàn thuế, kế toán ghi Nợ TK 111,1112 1.021.413.893

Có TK 13334 1.021.413.893

Từ các số liệu trên, phần mềm kế toán sau khi đã được điều chỉnh lại sẽ tổng hợp, tính toán lên các sổ chi tiết và sổ cái tương ứng TK 1333 – Thuế giá trị gia tăng đã đề nghị hoàn và TK 1334 – Thuế GTGT được hoàn phải thu.

Một phần của tài liệu Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 36 (Trang 84)