Phân phối quỹ tiền lương cho các bộ phận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 1 (Trang 52)

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng quỹ lương do Tổng Công ty phê duyệt và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Hàng năm, Tổng giám

đốc giao quỹ lương cho các đơn vị. Cơ cấu quỹ lương gồm 2 phần: quỹ lương cho khối sản xuất trực tiếp và quỹ lương cho khối gián tiếp

Hiện nay, Công ty đang thực hiện phân phối quỹ tiền lương theo hiệu quả công việc. Theo quy chế trả lương của Công ty thì 76% tổng quỹ lương dùng để chi trả cho người lao động được chia ra như sau:

- Quỹ lương hiệu quả của khối sản xuất: QLHQSX= TLsx×HC

- Quỹ lương hiệu quả của khối gián tiếp: QLHQGT=TLgt×HC

Trong đó:

+ TLsx : Tiền lương hệ số 1 khối sản xuất TLsx = ( SF×đơn giá) + TLBS

SF : Sản phẩm hoàn thành trong tháng. Cuối tháng, cán bộ tiền lương tổng hợp số lượng sản phẩm sản xuất được trong tháng đó thông qua báo cáo tổng hợp của các phân xưởng. TLBS : Tiền lương bổ sung chưa tính trong đơn giá. Đây là khoản

tiền trả cho ngày công theo điều động của công ty và tiền lương khoán theo công việc của bộ phận quản lý phục vụ phân xưởng, chưa tính trong đơn giá.

+ TLgt : Tiền lương hệ số 1 khối gián tiếp

TLgt = ∑ = n i i H 1 x TLmin

Hi : Hệ số cấp bậc công việc của người lao động thứ i. Công ty xác định hệ số cấp bậc công việc của người lao động theo

nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

TLmin : Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định; + HC : Hệ số tiền lương tháng áp dụng trong toàn công ty

TLchi - TLCĐ HC =

TLsx + TLgt

TLchi : Tiền lương chi trong tháng;

TLCĐ : Tiền lương theo chế độ (trách nhiệm, Ca 3, phép, Lễ, Tết). Với cách chia lương cho mỗi bộ phận như trên của Công ty cho thấy, tiền lương của người lao động đã gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, nếu Công ty sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt lợi nhuận cao thì quỹ tiền lương của người lao động cũng tăng theo và ngược lại. Đây là điều kiện thuận lợi tạo ra sự gắn bó của người lao động với Công ty.

Ta có bảng tổng hợp quỹ lương phân xưởng và quỹ lương phòng, ban từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:

Bng 2.5: Cơ cu qu lương ca Công ty Thuc lá Thăng Long.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Chỉ tiêu (đồng) (%) (đồng) (%) (đồng) (%) 1.Quỹ lương hiệu quả khối

gián tiếp

18.756.369.588 31,37 20.324.758.522 31,12 23.278.475.320 32,02 2. Quỹ lương

hiệu quả khối sản xuất

41.028.950.612 68,63 44.995.699.478 68,88 49.422.778.980 67,98 3. Tổng quỹ

lương 59.785.320.200 100 65.320.458.000 100 72.701.254.300 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng quỹ lương trong Công ty phần lớn dùng để thanh toán cho khối sản xuất, là bộ phận lao động trực tiếp. Quỹ tiền lương trả cho khối sản xuất liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khối gián tiếp. Đây là điều dễ hiểu vì hoạt động chính của Công ty là sản xuất, do đó số lượng lao động sản xuất luôn cao hơn lao động gián tiếp, và quỹ lương của khối sản xuất sẽ phải cao hơn khối gián tiếp.

Trong 3 năm gần đây, Công ty hoạt động rất hiệu quả, doanh thu luôn tăng cao do đó quỹ tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được nâng cao. Vì vậy, để đảm bảo đời sống cho người lao động trong những năm tới cũng như để phát huy, kích thích lao động thì Công ty nên có những biện pháp thích hợp để hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng được tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 1 (Trang 52)