Kết hợp nhà trường gia đình xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của Giáo Viên Chủ Nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh (Trang 34)

2. Biện pháp thực hiện vai trò của chủ nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học

2.9. Kết hợp nhà trường gia đình xã hội

Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, HS nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HS THCS phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.

Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như đánh đề , cờ bạc, nghiện hút, internet, chat, game online v.v … cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ

nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ.

GVCN biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, của Tỉnh Bình Dương; tình hình thời sự, chính trị trong nước, trong Tỉnh Bình Dương và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng); giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân; bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị - xã hội cần thiết cho học sinh, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho các em về anh hùng liệt sỹ Trần Văn Ơn.

* Trong nhà trường:

- Báo cáo Ban Giám hiệu tình hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của lớp lên BGH, đề xuất xin ý kiến BGH về biện pháp giáo dục.

- Kết hợp Đoàn, Đội thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Phối hợp với GVBM nắm tình hình học tập của các em nhằm: + Thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh.

+ Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng HS đối với từng môn học.

+ Thăm dò phát hiện những khó khăn của HS trong học tập, trao đổi với GVBM . Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của GVBM đối với lớp chủ nhiệm.

+ Phản ánh kịp thời với GVBM về nguyện vọng của học sinh, đề xuất với GVBM có hướng giúp đỡ lớp.

- Phối hợp với giám thị theo dõi tình hình hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp; nắm bắt kịp thời những hành vi sai phạm của lớp chủ nhiệm.

- Phối hợp với các lực lượng khác như: bảo vệ, thư viện, chữ thập đỏ để giáo dục sức khỏe và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

* Ngoài nhà trường:

- GVCN tiến hành họp phụ huynh định kỳ theo quy định của nhà trường để báo cáo tình hình học tập của HS đồng thời lắng nghe những ý kiến

phản hồi của phụ huynh về ý thức thái độ học tập của học sinh và GVCN phải tự lên kế hoạch để có thể trao đổi thông tin với PHHS một các trực tiếp và thường xuyên hơn.

- Kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội để có hướng giáo dục các em tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Giáo Viên Chủ Nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w