CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VAI TRề CỦA CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 9
1. Kế hoạch thực hiện vai trò của chủ nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh lớp 9
1.2. Cần nắm vững nội dung công tác chủ nhiệm
+ Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Ví dụ: các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động. Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm… Đó là những lí luận GVCN cần phải hiểu.
+ Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi GV phải nghiên cứu hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Việc hiểu toàn bộ kế hoạch của nhà trường trong từng năm học có ý nghĩa rất lớn đối với người GVCN thì GVCN mới chủ động định hướng cho HS lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường.
+ Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, việc phân công phụ trách của các tổ chức, các cán bộ phụ trách các mặt hoạt động (BGH; Đội thiếu niên; Sao đỏ; Đoàn thanh niên…). Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn cú của nhà trường. Nắm rừ đội ngũ GV giảng dạy các môn học của lớp chủ nhiệm để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm.
+ Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng HS của lớp chủ nhiệm, biết phân loại HS theo các đặc điểm để có giải pháp tác động
phù hợp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.
Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của HS nhằm hai mục đích, trước hết để kết hợp trong giáo dục HS của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn tác động đến HS để có giải pháp giáo dục tốt. Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi HS về các mặt tâm sinh lý, tính cách năng lực… Nội dung nghiên cứu về HS bao gồm: sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, cần nghiên cứu để hiểu từng HS về sự tập trung chú ý, nhận thức, nắm vững sở thích, nguyện vọng, động cơ học tập, hoạt động. Lưu ý tới tính cách, phẩm chất đạo đức, quan hệ, cách ứng xử của HS trong gia đình, ở trường, ở cộng đồng với bạn bè của các em.
+ Ở tuổi HS phổ thông, nhiều năng lực chưa được bộc lộ, nhất là năng lực hoạt động xã hội, xu hướng nghề nghiệp. Do đó, GVCN phải biết tổ chức hoạt động cho HS lớp chủ nhiệm có mục đích giáo dục.
+ Muốn hiểu biết tâm lí HS lớp chủ nhiệm, GV cần quan sát vào hoạt động thực tế của HS ở lớp học, cộng đồng, và gia đình… Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu đặc điểm HS là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên của GVCN lớp vì chỉ trên cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại nhóm HS theo các đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh….
+ Điều đặc biệt quan trọng đối với GVCN là bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác, phân tán tư tưởng. Cùng một hiện tượng HS hư (như ăn cắp, đánh nhau …) có thể do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu đặc điểm và
nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm, thì GVCN mới có giải pháp tác động giáo dục phù hợp và hiệu quả.
+ Để nghiên cứu hiểu HS, GVCN nên có “nhật kí chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của GVCN đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp GV có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật kí chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lí học… Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của GVCN. Người GVCN phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm và sổ chủ nhiệm được coi là một nội dụng, một nhu cầu của người GVCN. Chính nhờ có sổ nhật ký chủ nhiệm mà tôi nắm được tình hình diễn biến của từng em học sinh để có biện pháp kết hợp cùng gia đình uốn nắn các em kịp thời. Ví dụ: Trong lớp 91 năm học 2008–2009 có một em (Nguyễn Thị Thu Trang) thường xuyên không thuộc bài, trễ tiết và nghỉ học không phép. Qua sổ nhật ký chủ nhiệm tôi biết hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn; cha em phụ lái cho xe khách nên thường xuyên vắng nhà và hay đánh em mỗi khi em bị nhà trường gửi giấy mời phụ huynh, riêng em buổi chiều tối phải phụ mẹ bán cơm tấm đến 9 hay 10 giờ đêm mới xong; em mệt thường ngủ quên không học bài và đi học trễ hoặc có khi em nghỉ luôn vì dậy quá trễ.
Biết được điều đó nhờ có số điện thoại nhà em tôi điện thoại trao đổi với mẹ em tạo điều kiện và nhắc nhở em học bài; khoảng gần 6g sáng tôi điện thoại cho em thức dậy; em rất mừng học tập tốt hơn và từ đó trở đi em thuộc bài không hề đi trễ hay nghỉ học không phép vì ngủ quên.
+ Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
* Khái quát chung về đặc điểm HS lớp chủ nhiệm.
* Có kế hoạch bồi dưỡng HS khá, giỏi.
* Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn.
Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được GVCN quan tâm.
+ GVCN phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
+ GVCN lớp phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân, trong đó có trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người GVCN với khẩu hiệu “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phải tạo cho các em cảm thấy được học tập trong môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phải luôn quan niệm rằng “Vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất nước ngày mai”.
+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt; đó là:
* Không ngừng nâng cao trình độ học vấn, văn hóa chung.
* Luôn chú ý nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, giáo dục HS.
* Luôn rèn luyện đạo đức, tác phong cho HS.
* Trao đổi kinh nghiệm, lý luận sư phạm với đồng nghiệp.
* Mẫu mực trong giao tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò.
* Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa, văn minh.
1.3. Phải nắm vững phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể