Xây dựng ban cán sự lớp

Một phần của tài liệu Vai trò của Giáo Viên Chủ Nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VAI TRề CỦA CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 9

2. Biện pháp thực hiện vai trò của chủ nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh lớp 9

2.3. Xây dựng ban cán sự lớp

2.3.1 Lựa chọn ban cán sự lớp

- Căn cứ vào kết quả học tập của HS năm học trước và lý lịch của HS ở năm học này.

- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học mới.

2.3.2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:

- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước GVCN, Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp là một đội ngũ cán bộ lớp có uy tín do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Ban cán sự lớp có học lực từ khá trở lên,

hạnh kiểm tốt, có khiếu quản lí, có khả năng điều khiển lớp và luôn làm gương cho tập thể (trong đó chú ý đến những em đã có làm cán bộ lớp ở những năm trước). Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm.

* Nhiệm vụ của lớp trưởng (LT): lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, với sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp; cụ thể:

+ Điểm danh, ghi lại tên HS vắng, có phép (không phép) trong học chính khóa, trái buổi (Thể dục, Phụ đạo) và cả những buổi lễ, sinh hoạt ngoại khóa. Cuối tuần thống kê, đầu tuần báo cáo;

+ Theo dừi, đụn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiờm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;

+ Nắm danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với GVCN (kiểm tra lại mức chính xác);

+ Tổ chức, động viên, thăm hỏi và giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống (ốm đau, tai nạn...);

+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp;

+ Cuối tháng tổng hợp (kết hợp 4 tổ trưởng) xếp loại hạnh kiểm từng bạn trong cả lớp.

* Nhiệm vụ của lớp phó học tập(PHT):

+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường;

+ Ðôn đốc các bạn trong lớp đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc;

+ Quản lí, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời;

+ Theo dừi, ghi lại tờn, điểm của những bạn được GVBM gọi kiểm tra bài cũ trong tuần. Thống kê số lần thuộc bài, không thuộc bài cụ thể.

+ Chủ trì trong các cuộc thi, thảo luận về học tập (thi đố em,tìm hiểu về lịch sử địa phương, …)

* Nhiệm vụ của Sao đỏ (SĐ) :

+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Tổng phụ trách Đội để kịp thời triển khai cho đội viên trong chi đội thực hiện đầy đủ;

+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp… do huyện Đoàn và Đội, Đoàn trường phát động.

+ Nhắc nhở và kiểm tra về tác phong của mỗi bạn trong lớp theo đúng quy định của Trường, lớp. Ghi nhận cụ thể tên HS, lỗi vi phạm và số lần vi phạm của mỗi bạn.

* Nhiệm vụ của lớp phó Văn Nghệ, trật tự (PVN, PTT) :

+ Bắt giọng bài hát, kiểm tra và nhắc nhở các bạn hát đầu giờ, giữa giờ học.

+ Luôn nhắc nhở và giữ trật tự chung lớp học.

+ Nắm rừ bạn nào thường xuyờn núi chuyện, làm ồn, gõy mất tự trong tiết học nào, môn gì.

* Nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó (TT, TP):

+ Nhận và bàn giao, phân công trực nhật lớp hàng ngày, đồng thời kiểm tra và nhắc nhở thành viên trong Tổ làm tốt nhiệm vụ được giao.

+ Truy bài đầu giờ, kiểm tra và ghi nhận sự chuẩn bị bài ở nhà (làm bài, soạn bài) của các bạn trong Tổ.

+ Ghi lại số lần phát biểu của mỗi bạn trong từng tiết học của cả tuần.

+ Cuối tuần tổng hợp (kết hợp sổ của lớp trưởng và các lớp phó), xếp loại hạnh kiểm cho từng thành viên trong Tổ. Đầu tuần thông báo.

* Nhiệm vụ của Ban cán sự bộ môn:

Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn. Giải đáp những thắc mắc trong bài học mà những bạn yếu không theo kịp, hay giảng giải một số bài toán khó cho lớp…

* Nhiệm vụ của Thủ Quỹ lớp:

- Thu các khoản tiền theo quy định của Nhà trường (tiền đề thi học kỳ, quỹ đội, ủng hộ, …) và tiền quỹ lớp sau khi lớp bàn bạc, thống nhất (1000 đ/HS/tuần, nộp vào thứ 2 và thứ 7 hàng tuần)

- Ghi chép thu, chi và giữ tiền quỹ của lớp cẩn thận ( tự chịu trách nhiệm khi làm thất thoát), chỉ chi tiền khi được sự nhất trí của tập thể lớp và GVCN.

- Cuối tuần tổng hợp, đầu tuần thông báo.

Một phần của tài liệu Vai trò của Giáo Viên Chủ Nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w