Quản lý các khoản phải thu có ý nghĩa hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Có quản lý tốt các khoản phải thu thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi các khoản phải thu này để tăng cường vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu ở VMS – MobiFone là rất cần thiết do Công ty có tỷ lệ các khoản phải thu chiếm khá lớn
Bảng 2.4: Kết quả vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân Công ty thông tin di động VMS (2011 – 2013)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu Triệu đồng 37965005 40811559 43351161 Các khoản
phải thu
Triệu đồng 21486426,94 26088436,98 33636344,36 Vòng quay khoản phải thu Vòng 1,77 1,56 1,29
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày 95 107 137
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty VMS) Giá trị các khoản phải thu là khoản mục quan trọng, nó chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Công ty. Giai đoạn 2011 – 2013, giá trị khoản mục này không ngừng tăng qua các năm. Năm 2013, giá trị các khoản phải thu đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng chiếm 75% giá trị tổng tài sản lưu động toàn Công ty. Bản thân VMS – MobiFone là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông cung cấp các sản phẩm dịch vụ về sim, thẻ, thiết bị mạng. Số tiền phải thu của khách hàng chủ yếu do nợ cước thuê bao trả sau. Do đặc điểm của thuê bao trả sau luôn phát sinh các khoản nợ, chính vì vậy số tiền phải thu của khách hàng luôn rất lớn.
Trong sản xuất kinh doanh, vòng quay khoản phải thu càng tốt chứng tỏ tốc độ thu hồi của các khoản phải thu càng nhanh. Tuy nhiên, trong 3 năm 2011 – 2013, vòng quay khoản phải thu của công ty liên tục giảm. Năm 2011 vòng quay khoản phải thu đạt 1,76 vòng thì đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1,56 vòng và đến năm 2013 thì giảm gần 20% so với năm 2012 xuống chỉ còn 1,25 vòng. Ứng với đó, kỳ thu tiền bình quân của công ty lại không ngừng tăng lên. Năm 2011, kỳ thu tiền chỉ 95 ngày thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên 42 ngày nâng kỳ thu tiền bình quân thời điểm cuối năm 2013 lên 137 ngày.
Biểu đồ 2.10: Vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân của Công ty VMS và trung bình ngành
(Nguồn: Website công ty chứng khoán FPT) Trong khi đó, trung bình ngành viễn thông cuối năm 2013 theo thống kê của công ty chứng khoán FPT, giá trị vòng quay các khoản phải thu là 2,4 vòng và kỳ thu tiền bình quân là 129 ngày. Như vậy, kỳ thu tiền bình quân của công ty ở mức cao hơn trung bình ngành còn vòng quay khoản phải thu thì lại ở mức thấp. Điều đó cho thấy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, nhiều nợ động và yếu kém trong việc thu nợ cước.
Bảng 2.5: Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty thông tin di động VMS – MobiFone giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Phải thu 21486426,94 100% 26088436,98 100% 33636344,36 100% Phải thu KH 790163350,6 36,78% 9557498,89 36,64% 12456883,77 37,03% Trả trước
cho người
bán 11508345,13 53,56% 13931747,12 53,40% 17164626,53 51,03% Phải thu nội
bộ 297501067,4 13,85% 3562897,84 13,66% 3963706,82 11,78% Các khoản phải thu khác 32165181,12 1,5% 10148,40 0,04% 414063,40 1,23% Dự phòng phải thu khó đòi -122021419 -5,69% -973855,26 -3,74% -362936,16 -1,08% (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty VMS) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khoản phải thu tăng lên khá rõ nét trong năm 2013. Thời điểm cuối năm 2013, giá trị các khoản phải thu là 33.636.344 triệu đồng tăng so với đầu năm là 7.547.908 triệu đồng. Sự tăng lên chủ yếu nằm trong khoản mục phải thu khách hàng và trả trước người bán. Đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu trong đó khoản phải thu khách hàng luôn là nỗi quan tâm lớn nhất của Công ty cũng như các nhà đầu tư vì nó cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty.
Trong cơ cấu các khoản phải thu, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản mục trả trước cho người bán. Trong những năm qua công ty đầu tư xây dựng cơ bản (thiết bị mạng lưới, thiết bị tin học) khá nhiều nên Công ty phải đặt cọc một lượng tiền lớn cho các nhà cung cấp, ngoài ra các dịch vụ mà công ty phải thuê người ngoài cũng phải đặt trước khá nhiều. Vì vậy nếu phải nhìn vào khoản mục trả trước cho người bán, ta thấy giá trị của chúng rất lớn. Nhưng các khoản trả trước cho người bán không phải mối lo ngại lớn của công ty vì đây là các khoản ứng trước cho người bán về cung cấp dịch vụ cho công ty và thường kết thúc hợp đồng. Công ty sẽ trả hết phần còn thiếu, không có trường
đặt cọc thường cũng là khi bắt đầu cung cấp dịch vụ. Các khoản phải thu nội bộ của công ty luôn chiếm 11% đến 14% trong tổng giá trị các khoản phải thu. Là khoản phải thu từ nội bộ các đơn vị trong Công ty, chủ yếu trong khoản mục này là các khoản phải thu về vốn đầu tư. Đến cuối năm 2013, các khoản phải thu nội bộ hầu hết đều thu về và không có tình trạng nợ đọng. Khoản trích lập dự phòng tài chính của công ty là không nhiều.
Khoản mục cần quan tâm nhất của Công ty trong các khoản phải thu là tiền nợ của khách hàng chưa thu được (chủ yếu của hoạt động bán máy, linh kiện điện thoại và nợ cước của thuê bao trả sau). Đây cũng là khoản mục có giá trị lớn thứ hai trong giá trị khoản phải thu. Nếu quản lý tốt các khoản phải thu từ khách hàng sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng thanh toán và tăng uy tín đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh. Ngược lại nếu quản lý không tốt thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và rơi vào khả năng rủi ro cao là bị mất vốn. Tỷ trọng khoản mục này tăng nhẹ vào cuối năm 2013 ( chiếm khoảng 37,03% tổng các khoản phải thu so với cuối năm 2012 là 36,63%), điều này cho thấy số tiền khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty vẫn còn rất lớn, đòi hỏi công ty ở các năm tiếp theo đề xuất biện pháp tăng thu cước, giảm nợ đọng. Đặc trưng chung của ngành viễn thông là cung cấp các dịch vụ về cước, mạng. Trong đó dịch vụ với các thuê bao trả sau dễ sinh ra nợ cước của khách hàng với các nhà mạng. Đây cũng là mảng dịch vụ bị nợ đọng chủ yếu của VMS – MobiFone.
Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản phải thu khách hàng của Công ty thông tin di động VMS – MobiFone (2011 – 2013)
(Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Phải thu KH 790163350,6 100% 9557498.89 100% 12456883,77 100% 2 Phải thu từ nợ 292360439,7 37% 3842114,55 40,2% 5107322,345 41%
cước 3 Phải thu từ bán hàng 353203017,7 44,7% 4472909,48 46,8% 5892106,02 47.3% 4 Phải thu mạng chuyển vùng quốc tế 144599893,2 18,3% 1242474,86 13% 1457455,40 11.7% (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty VMS) Nhìn vào bảng trên ta thấy đến cuối năm 2013, số nợ của khách hàng là khá lớn, nếu cuối năm 2012 chỉ là 9.557.499 triệu đồng thì đến cuối năm 2013 đã tăng gần 2,9 nghìn tỷ lên đến 12.456.884 triệu đồng. Các khoản nợ khó đòi thường xuất hiện do nợ cước của khách hàng, một phần do số lượng khách hàng dùng dịch vụ trả sau nhiều hơn trả trước nên số tiền nợ cước cũng tăng lên, nhưng đa phần vẫn là nợ của các khách hàng cũ.
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khoản mục phải thu khách hàng chủ yếu do các khoản phải thu từ bán hàng mà chủ yếu là các khoản phải thu từ việc bán máy điện thoại, các linh kiện đầu cuối. Do giá trị các mặt hàng này lớn nên việc xuất hiện các khoản nợ là khá lớn. Hơn nữa việc bán hàng của công ty chủ yếu là bán hàng thông qua đại lý, chính vì vậy sẽ có độ trễ thời điểm giao hàng và thời điểm thu tiền, nếu việc kinh doanh của đại lý không tốt, việc xuất hiện các khoản phải thu là không thể tránh khỏi.
Xét riêng năm 2013, doanh thu từ việc bán hàng hóa (bao gồm doanh thu từ bán máy, bán linh kiện phụ kiện và doanh thu khuyến mại hàng hóa) chiếm 23,6% doanh thu toàn công ty tương đương 10.230.882,5 triệu đồng. Đây cũng là năm Công ty thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thương mại với khách hàng nhằm tăng doanh thu và đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh lại thị trường, vì vậy số lượng hàng hóa bán chịu là rất lớn.
Theo thống kê của phòng kinh doanh công ty VMS – MobiFone, năm 2013 công ty bán được 4.758.550 linh kiện và phụ kiện các loại. Giá bán trung bình 1 đơn vị sản phẩm là P = 2,02 triệu đồng/sản phẩm, chi phí biến
đổi 1 đơn vị sản phẩm V = 0,43 triệu đồng/sản phẩm. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp cho thấy khi bán chịu sẽ phát sinh rủi ro vỡ nợ của khách hàng, tức là doanh nghiệp không thu được tiền. Khi đó doanh nghiệp sẽ định giá bán chịu cao hơn giá khi trả tiền ngay. Theo số liệu cung cấp của phòng kinh doanh Công ty VMS, giá bán đơn vị sản phẩm trong trường hợp bán chịu là P’ = 2,15 triệu đồng/sản phẩm. Ước tính cho thấy, khi thực hiện chính sách tín dụng thương mại, doanh số của công ty tăng 9,89%. Như vậy nếu không áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng, số lượng hàng hóa bán được trong trường hợp thanh toán ngay là:
Q = 4758550/ (1+ 9,89%) = 4330280 sản phẩm
Số liệu từ phòng hỗ trợ kinh doanh cho thấy, tỉ lệ phần trăm hàng bán chịu không thu được tiền r = 6% và chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu là C = 2,5%
Theo báo cáo kế hoạc đầu năm 2012 của MobiFone, doanh lợi yêu cầu thu được hàng năm R = 4,5%
Như vậy NPV được xác định như sau:
NPV = -[PQ+V(Q'−Q)+C.P'.Q']+ R + R Q P r + − 1 ' '. ). 1 ( =-[2,02×4330280+0,43×(4758550– 4330280)+2,5%×2,15×4758550] + [(1- 6%) × 2,15×4758550/ (1+4,5%)] = - 23355,944
NPV <0 chứng tỏ việc bán chịu trong điều kiện như trên là không có lợi cho công ty.