Thứ nhất, doanh thu và lợi nhuận của Công ty luôn tăng trưởng ổn định.
Trong giai đoạn nền kinh tế đang ở đáy khủng hoảng, kết quả hoạt động kinh doanh của VMS – MobiFone rất đáng khả quan khi doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng liên tục với tốc độ lớn, đặc biệt trong năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 1,15 lần, đây là kết quả rất đáng khích lệ. Doanh thu và lợi nhuận tăng lên sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng nguồn thu Ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, MobiFone vẫn là nhà mạng duy trì được số thuê bao hoạt động trên mạng lớn nhất chiếm hơn 30% thị phần thông tin di động toàn quốc. Việc kinh doanh phát triển của công ty sẽ đóng góp cho sự phát triển ngành viễn thông Việt Nam, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng.
Thứ hai, quy mô Công ty ngày càng được mở rộng
Cùng sự tăng trưởng về lợi nhuận doanh thu, quy mô công ty được mở rộng một cách đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2013. Hàng loạt chi nhánh, đại
lí phân phối được xây dựng, 7500 trạm thu phát sóng mới được đi vào hoạt động. Tổng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng của công ty tăng nhanh chóng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt trung bình 8,38%/năm trong khi đó tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động đạt trung bình 18,13%. Giai đoạn này công ty đẩy mạnh đầu tư vào TSLĐ khiến giá trị TSLĐ tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó chứng tỏ Công ty đang đẩy mạnh quá trình kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ, là cơ sở tốt cho những kết quả về sau.
Thứ ba, hàng tồn kho được duy trì ở mức độ hợp lý
Trong giai đoạn nền kinh tế chững lại, lạm phát tăng cao, chi phí bảo quản, kho bãi đắt đỏ, việc bán hàng gặp khó khăn thì hàng tồn kho của công ty không tăng nhiều. Hơn nữa, vòng quay hàng tồn kho tăng cao chứng tỏ công ty có biện pháp quản lí và sử dụng hàng tồn kho hợp lí.
Thứ tư, hệ số sinh lời TSLĐ ở mức cao
Hệ số sinh lời TSLĐ là thước đo hiệu quả của việc sử dụng tài sản lưu động tại doanh nghiệp. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, chỉ số này tại VMS – MobiFone có sự giảm nhẹ tuy nhiên khi so sánh với số liệu trung bình ngành, chỉ số này của công ty cao hơn 1,11 lần. Điều đó chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản lưu động tại Công ty thông tin di động VMS – MobiFone là hợp lí và đem lại lợi nhuận cao.
Tuy nhiên việc sử dụng TSLĐ của công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục
2.4.2. Hạn chế
Thứ nhất, kỳ thu tiền bình quân quá dài
Các khoản phải thu có xu hướng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 25,18%.Trong khi đó kỳ thu tiền của công ty rất dài, từ khi bán hàng cho đến lúc nhận tiền phải mất 4,6 tháng (năm 2013). Cùng với việc khả năng thanh toán bị phụ thuộc vào các khoản phải thu, tỷ trọng khoản
phải thu luôn đứng đầu trong cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, cán bộ quản lý công ty nên chú trọng đến vấn đề thu hồi nợ, theo dõi các khoản phải thu. Chính sách tín dụng thương mại của công ty không đem lại lợi ích như mong đợi. Các bước trong quá trình thu cước vẫn còn thiếu tính thống nhất và với các khoản nợ khó đòi công ty còn thiếu những biện pháp cụ thể và hiệu quả để tăng thu nợ, giảm nợ đọng.
Thứ hai, vòng quay tài sản lưu động ở mức thấp
Vòng quay tài sản lưu động của công ty có xu hướng giảm dần và ở mức thấp. Năm 2013, giá trị này ghi nhận ở mức 0,94 vòng. Như vậy tư 1 đồng đầu tư vào tài sản lưu động, sau 1 năm sử dụng chỉ đem lại 0,94 đồng doanh thu. Như vậy khả năng sinh lời của tài sản lưu động chưa đáp ứng được kỳ vọng của công ty. Trong khi đó, thời gian luân chuyển TSLĐ lại quá dài (trung bình từ 10 tháng đến 13 tháng). Điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế trong việc quản lí và sử dụng TSLĐ là chưa cao.