Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty thông tin di động VMS – MobiFone (Trang 55)

Sử dụng hiệu quả tài sản lưu động là vấn đề quan trọng và mang tính thực tiễn cao mà các doanh nghiệp quan tâm. Việc quản lý và sử dụng TSLĐ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm:

Thứ nhất, chính sách mở rộng tín dụng thương mại của Công ty chưa được thực hiện tốt

Trong môi trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nhằm lấy lại vị thế số 1 của mình trong ngành viễn thông di động, VMS – MobiFone chủ trương áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại với khách hàng thông qua việc

gia hạn thêm thời gian trả nợ và chấp nhận bán chịu, thanh toán chậm với các sản phẩm linh kiện và dịch vụ giá trị gia tăng của công ty. Chính sách này có thể tạo sự cạnh tranh, thu hút khách hành và đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh lại thị trường của Công ty. Vì vậy, trong vòng 2 năm 2012 – 2013, số lượng hàng hóa bán chịu là rất lớn. Vì muốn gia tăng và thu hút lượng lớn khách hàng, quá chính lựa chọn và thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng không được thực hiện chặt chẽ. Trong khi đó việc phân tích đánh giá các khoản tín dụng được đề nghị lại không được thực hiện triệt để, khoa học. Điều đó dẫn tới rất nhiều hoạt động bán chịu không có lợi cho doanh nghiệp vẫn được thực hiện.

Thứ hai, việc tăng thu cước chưa được quản lí sát sao và đồng bộ ở cấp dưới

Đặc trưng chung của ngành viễn thông là cung cấp các dịch vụ về cước, mạng. Trong đó dịch vụ với các thuê bao trả sau dễ sinh ra nợ cước của khách hàng với các nhà mạng. Đây cũng là mảng dịch vụ bị nợ đọng chủ yếu của VMS – MobiFone. Các khoản nợ khó đòi thường xuất hiện do nợ cước của khách hàng, một phần do số lượng khách hàng dùng dịch vụ trả sau nhiều hơn trả trước nên số tiền nợ cước cũng tăng lên, nhưng đa phần vẫn là nợ của các khách hàng cũ. Ngoài ra còn các khoản phải thu từ bán máy, bán linh kiện, phụ kiện. Khách hàng có xu hướng chiếm dụng vốn của Công ty rất lớn tuy nhiên việc bán hàng của công ty chủ yếu là bán hàng thông qua đại lý, chính vì vậy sẽ có độ trễ thời điểm giao hàng và thời điểm thu tiền. Giai đoạn 2011 – 2013, MobiFone mở thêm nhiều chi nhánh, đại lý ở cả các thành phố lớn và các vùng nông thôn. Do mới đi vào hoạt động, việc quản lí nợ cước gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc kinh doanh của đại lý không tốt, ko có sự giám sát chặt chẽ và báo cáo thường xuyên thì việc xuất hiện các khoản phải thu là không thể tránh khỏi.

Thứ ba, công tác giải quyết nợ đọng của Công ty chưa được chú trọng

Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Thêm vào đó chỉ chiếm chưa đầy 2% doanh thu, song số nợ khó đòi của MobiFone đã lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên các khoản nợ đọng, nợ tồn vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Đối với nợ cước thuê bao trả sau, khi hết thời hạn thanh toán mà khách hàng chưa đến trả tiền, nhân viên sẽ gọi điện nhắc nhở. Sau 90 ngày gửi thông báo mà khách hàng vẫn không đến nộp thì thuê bao sẽ bị xếp vào diện nợ khó đòi, Công ty sẽ tiến hành truy thu tạo nơi thuê bao đăng ký tạm trú. Trong nhiều trường hợp khách hàng nợ những khoản cước quá nhỏ (vài trăm nghìn) không tiện can thiệp bằng pháp luật để giải quyết, công ty sẽ dồn lại để theo dõi. Do đó, có các khoản phải thu bị dồn tích hết năm này qua năm khác dẫn đến nhiều hạng mục không thể đòi được.

Thứ tư, trình độ của nhân viên còn hạn chế và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận

2/3 số nhân viên tại MobiFone là lao động thuê ngoài với trình độ phổ biến là tốt nghiệp trung cấp, tỷ lệ trình độ đại học thấp, dưới 10%. Đặc biệt, nguồn nhân lực chưa được khai thác trong lĩnh vực thẩm định dự án và nghiên cứu thị trường, việc nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện thường xuyên khiến cho công ty gặp tình trạng không xử lý kịp tình huống khi số lượng thuê bao tăng đột ngột, thiếu chiến lược cho từng dịch vụ. Điều này dẫn tới những chính sách chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho Công ty. Mặt khác, MobiFone là một doanh nghiệp lớn với cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên sự làm việc giữa các bộ phận diễn ra vẫn rời rạc, chưa có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Trong chính sách tín dụng thương mại, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng bán hàng, chăm sóc khách hàng và phòng hỗ trợ bán hàng. Điều này dẫn tới khi xuất hiện các vấn

đề về nợ không đòi được thì khó có thể quy trách nhiệm cho một phòng ban cụ thể nào.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự kiểm soát quá chặt chẽ của Nhà nước

Hiện nay thị trường viễn thông đã được mở rộng nhưng sự kiểm soát của Nhà nước vẫn rất lớn, điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty. Tính đến cuối năm 2013, công ty thông tin viễn thông VMS - MobiFone là vẫn doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải chịu sự chỉ đạo điều hành từ Tổng công ty. Do đó tính chủ động trong hoạt động kinh doanh có phần bị hạn chế. Mặt khác, giá cước trên thị trường thông tin di động hiện nay ở nước ta vẫn do Nhà nước quy định nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động nói chung và VMS – MobiFone nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng giá cả để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trên thị trường hiện tại chất lượng sản phẩm dịch vụ của thông tin di động luôn được đặt lên hàng đầu nhưng việc thiếu tính chủ động trong việc xác định mức giá cả nên việc mở rộng thị trường của công ty còn gặp nhiều khó khăn do giá cước dịch vụ thông tin di động còn tương đối cao trong khi đại đa số dân chúng sử dụng điện thoại di động còn có thu nhập thấp. Chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty đặc biệt là trong sử dụng tài sản lưu động.

Thứ hai, sự cạnh tranh gắt gao và khốc liệt trong nội bộ ngành viễn thông

Có thể nói thị trường viễn thông đang được chiếm lĩnh bởi Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cùng với đó là việc cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ của VNPT với lượng khách hàng vững chắc là một thách thức cho VMS – MobiFone. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt này, VMS – MobiFone

gặp không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần cũng như thu hút khách hàng, điều này có ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu, lợi nhuận của Công ty.

Thứ ba, sự chững lại của nền kinh tế chung

Giai đoạn 2011 - 2013 là thời điểm tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước. Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Bối cảnh kinh tế chung có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn hơn trước. Khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán tiền dẫn đến các khoản phải thu bị dồn lại nhiều năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty thông tin di động VMS – MobiFone (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w