Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty thông tin di động VMS – MobiFone (Trang 61)

Giai đoạn 2011 – 2013 là thời điểm có ý nghĩa quan trọng với Công ty thông tin di động VMS – MobiFone khi công ty đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để chính thức tách khỏi tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, chính thức bước vào quá trình cổ phần hóa. Căn cứ vào định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động trong giai đoạn 2011 – 2013 và những năm tiếp theo, công ty đề ra 2 mục tiêu lớn nhất cần phấn đấu trong thời gian tới, đó là: hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chinh phục vị trí số 1 trên thị trường thông tin di động. Để đạt được những mục tiêu quan trọng đó, công ty thông tin di động VMS – MobiFone đề ra những kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, dài hạn và triệt để thực hiện theo định hướng đã đặt ra.

Thứ nhất, hoàn thiện đề án tái cơ cấu, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa

Đề án được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; trong đó chú trọng đến việc xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để xử lí các tồn tại về tài chính trong quá trình cơ cấu. Song song với quá trình xây dựng đề án, Công ty cũng sẽ triển khai tăng cường các cơ chế kiểm soát, tích cực áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm; thực hiện công khai minh bạch trong đầu tư, quản lí tài chính. Mục tiêu VMS – MobiFone đề ra đến hết năm 2015 sẽ bước đầu hoàn thiện quá trình cổ phần hóa.

Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

trong những đơn vị kinh doanh đầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Song hiện nay thị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất nhiều các mạng khác cùng kinh doanh và khai thác lĩnh vực thông tin di động như Vietlle, S-fone, HT- Mobile,… Sự ra đời của các mạng này đã làm cho thị trường thông tin di động ngày càng sôi động đồng thời nó cũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tin giữa các nhà mạng. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược cạnh tranh là vô cùng cần thiết và cấp bách với sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, phát triển vững chắc và có hiệu quả mặt khác nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng các dịch vụ tiện ích mới, xây dựng các phương án sử dụng vốn và tài sản có hiệu quá, hướng tới nâng cao doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ ba, tăng thị phần kinh doanh thông qua chính sách chăm sóc khách khách hàng và xây dựng kênh phân phối đến huyện

Mục tiêu tăng doanh thu của công ty năm 2014 phải đạt cao hơn mức yêu cầu của tập đoàn 18%. Để làm được điều đó, trước tiên, MobiFone đề ra mục tiêu phát triển khách hàng mới thêm 10 – 15%. Và trong mục tiêu trung và dài hạn sắp tới, MobiFone quyết tâm tăng thị phần từ 5 – 7%. Để thực hiện được mục tiêu đó, đứng vị trí đầu tiên của chiến dịch sản xuất kinh doanh là mục tiêu phát triển và giữ khách hàng lớn với quyết tâm chiếm được 50% khách hàng lớn trên thị trường, với tỉ lệ sử dụng dịch vụ của MobiFone chiếm trên 70%. Công ty sẽ chú trọng việc triển khai, liệt kê danh sách khách hàng lớn hiện tại với các thông tin chi tiết và giao cho các đơn vị chăm sóc và bán hàng tại trung tâm. Từ đó, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng dành riêng cho đối tượng để giữ và tiếp tực thu hút thêm những khách hàng mới (thiết kế các gói cước, quy định cụ thể về giá cước, các dịch vụ giá trị gia tăng và ứng dụng đặc thù cho từng khách hàng).

Bên cạnh đối tượng khách hàng ở khu vực thành phố, nhận thấy tuyến huyện là nơi mà thị phần của MobiFone còn thấp so với đối thủ, Công ty chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đến cấp huyện. Đây được coi là kênh phân phối mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc giành lại thị phần khu vực nông thôn. Giải pháp hợp lí cho thị trường nông thôn là cần đầu tư có trọng điểm: chỉ tập trung vào thị trường có tiềm năng, chất lượng cuộc sống đảm bảo. Cũng cần tạo ra sản phẩm đặc thù dành riêng cho nông thôn. Chủ trương đẩy mạng công tác quản trị khách hàng cho thấy sản phẩm phải được phân phối đúng đối tượng, đúng thị trường, đúng quy cách, nhân viên bán hàng phải được đào tạo kỹ năng bán hàng và truyền thông. Trong quá trình truyền thông, vẫn có thể truyền thông sản phẩm đặc thù nào đó theo hướng “giá rẻ” nhưng phải đảm bảo chất lượng cung cấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Thời gian tới, với mục tiêu lớn nhất là giành lại thị trường tạo mọi ngõ ngách của huyện xã trên khắp Việt Nam, MobiFone sẽ dồn sức trọng điểm với cả 2 chuyên đề “xây dựng kênh phân phối về cấp huyện” và “công nghệ thông tin từ công ty về huyện”

Thứ tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển sản phẩm chiến lược

Bên cạnh hoạt động duy trì các sản phẩm hiện có, công ty luôn đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác các sản phẩm dịch vụ tiễn ích mới. Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng được xem là mũi nhọn hoạt động trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường trong thời gian dài sắp tới. Việc tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng hoặc các dịch vụ cao cấp làm cho hình ảnh công ty từ chỗ là một tiện ích không đặc biệt chuyển thành một thương hiệu mạnh và tập trung vào khách hàng. Do đó, MobiFone sẽ tập trung phát triển dịch vụ mới này như sau:

Nghiên cứu phát triển nhiều ứng dụng mà công nghệ GPRS tốc độ cao có thể hỗ trợ như truyền số liệu, truy cập mạng, truy nhập trực tiếp Internet qua GPRS, dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS với bản tin tích hợp text, âm thanh, hình ảnh, chatting, e – mail, các dịch vụ giải trí, truy vấn thông tin, định vị thuê bao,…

- Phát triển mạnh dịch vụ truy cập Internet di động ( với sự phổ biến, hiện đại và mở rộng băng thông, triển khai các công nghệ WAP, Bluetooth, …) cho các thuê bao di động.

- Mở rộng mô hình tiếp thị qua di động tại Việt Nam phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

- Phát triển thương mại điện tử: tra cứu, chuyển khoản, thanh toán qua SMS, GPRS, gia tăng hợp tác với các ngân hàng để bán thẻ cào, mở rộng thanh toán cước phí điện thoại qua hệ thống ATM. Ứng dụng thương mại di động M – Commerce: thuê bao di động có thể thanh toán chi trả mọi loaị hàng hóa đã mua một cách trực tiếp hoặc qua mạng

- Đưa vào sử dụng các ứng dụng băng rộng: dịch vụ đào tạo trực tuyền, dịch vụ bảng thông báo điện tử giữa gia đình và nhà trường, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ khách hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm và du lịch, dịch vụ đa phương tiện; Mobile Video Conferencing (hội nghị truyền hình), Videophone ( điện thoại thấy hình), Video mail (thư thấy hình), Video on demand (video theo yêu cầu, Mobike TV/Video Player, dịch vụ Text data (dữ liệu văn bản); dịch vụ Audio data (dữ liệu âm thanh); dịch vụ hình ảnh qua Web,…

- Đa dạng hóa các dịch vụ nội dung di động nhằm đem lại nguồn thu lớn như phát triển các dịch vụ cho phép người sử dụng nhanh chóng nhận được thông tin cần thiết.

dịch vụ nhắn tin khẩn cấp, Push to talk, nhắn tin thoại,…

- Hỗ trợ các dịch vụ thoại cơ bản cho tất cả các thuê bao: chuyển vùng trong nước và quốc tế, chuyển cuộc gọi cho thuê bao trả trước,…

Thứ năm, mở rộng đầu tư kinh doanh quốc tế

Trong chiến lược phát triển của mình, công ty thông tin di động VMS – MobiFone đặt mục tiêu trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của của các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và quốc tế. Để thực hiện sứ mệnh đó, MobiFone đã đang và sẽ chủ động xây dựng cho mình một tầm nhìn và hướng đi riêng, đó là mở rộng đầu tư theo cả chiều sâu và chiều rộng, khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có và các cơ hội tiềm năng trong nước để làm nền tảng cho việc đầu tư, mở rộng kinh doanh quốc tế. Để làm được điều đó, trong thời gian tới, MobiFone sẽ nghiên cứu hướng ra thị trường quốc tế, vừa học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển, vừa khảo sát tổng thể nhu cầu của khách hàng từ đó có những định hướng phát triển dịch vụ phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty thông tin di động VMS – MobiFone (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w