khách hàng:
- Mức chi của người tiêu dùng tăng: Ngoài yếu tố lạm phát, vật giá tăng, thì theo số liệu điều tra các năm vừa qua cho thấy mức chi tiêu bình quân đầu người tăng mạnh qua các năm. Số liệu này cho ta thấy mức sống của người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể trong các năm vừa qua.Mức chi tiêu hàng năm của người dân thành thị tăng đáng kể.
Bảng 2- 3 : dự báo Thu nhập và Chi tiêu hàng tháng của người dân, giai đoạn 2011-2015 như sau: Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị Thu nhập (1000VND) 1724,43 1973,86 2258,61 2582,52 2937,45 KV Thành thị 2759,08 3158,17 3643,00 4048,64 4553,04 KV Nông thôn 1330,74 1533,77 1755,03 2051,82 2333,81 Chi tiêu (1000VND) 1465,76 1638,30 1852,06 2091,84 2349,96 KV Thành thị 2152,08 2450,08 2841,54 3157,94 3551,37 KV Nông thôn 1077,90 1246,62 1421,58 1661,97 1890,38 Phần tiết kiệm(1000VND) 258,664 335,556 406,549 490,680 587,489 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 15,00 17,00 18,00 19,00 20,00 Tốc độ tăng (%)
Mức tăng Thu nhập danh nghĩa 24,31 14,46 14,43 14,34 13,74 Mức tăng Chi tiêu danh nghĩa 21,07 11,77 13,05 12,95 12,34
Lạm phát dự báo 17,75 8,40 7,50 7,00 6,40
Mức tăng Thu nhập thực tế 5,57 5,59 6,44 6,86 6,90 Mức tăng chi tiêu thực tế 2,82 3,11 5,16 5,56 5,58 Tốc độ tăng trưởng dự báo 5,88 6,10 7,10 7,50 7,40
Theo kết quả trên thì mức Chi tiêu của người dân có tốc độ tăng chậm hơn so với mức tăng Thu nhập, do đó, tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng trở lại, từ 15% năm 2011 lên mức 20% năm 2015. Xem xét kết quả điều tra về thu nhập và mức sống dân cư của GSO cho thấy, giữa chi tiêu và thu nhập của người dân có mối tương quan khá chặt chẽ. Người dân luôn dành một tỷ lệ cố định, khoảng 80-84%
thu nhập để chi tiêu cho cuộc sống. Phần còn lại (20%) được xem là tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập của họ.
- Sự thay đổi yếu tố quyết định chọn mua của khách hàng: Hiện tại trong các yếu tố thương hiệu, giá cả, phân phối, mẫu mã, tiếp thị thì người tiêu dùng quan tâm đến yếu tố nào nhất trong việc chọn mua sản phẩm? Câu trả lời là ngoài yếu tố chất lượng - yếu tố hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm thì thương hiệu đã được lựa chọn là yếu tố nổi trội, là yếu tố niềm tin nơi người tiêu dùng, khi ngày càng có nhiều nhãn hiệu khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm. Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng đã được thị trường kiểm nghiệm, họ yên tâm sẽ tránh được rủi ro chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng. Hơn nữa, việc phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: hàng giả, hàng nhái… càng làm cho người tiêu dùng đánh giá cao yếu tố thương hiệu. Tiếp theo là yếu tố giá cả. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng bắt đầu chú ý đến giá cả hàng hoá mà họ mua hơn. Họ cân nhắc trong việc tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng có mức giá thấp và phù hợp với túi tiền hơn. Có đến 40% người Việt Nam cho biết rằng hiện tại họ quan tâm đến giá cả hơn trước.
Hình 2- 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng hóa của
NTD.(Nguồn: Nguyễn Hữu Điển, Giá cả vượt qua kênh phân phối, Báo Sài
Gòn Tiếp Thị, 09/02/2009)
Thay đổi nơi mua hàng:
Theo kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 thì thứ tự lựa chọn nơi mua hàng của khách hàng là cửa hàng chuyên doanh, đại lý, siêu thị, tiệm tạp hóa, chợ.
Hình 2- 7: Biểu đồ thứ tự lựa chọn nơi mua hàng tại các kênh khác nhau.
Trong các trung gian phân phối chính nêu trên, ngoài cửa hàng chuyên và đại lý mang tính chuyên biệt như cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng thời trang, đại lý xe máy… thì chợ, tiệm tạp hóa phải cạnh tranh trực diện với siêu thị. Thực phẩm chế biến là loại hàng chủ lực của hệ thống siêu thị hiện nay.
Cũng theo đánh giá từ một cuộc nghiên cứu về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam thì việc lựa chọn kênh phân phối mới là do giá cả hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng hiện đại được bán bằng giá tại các cửa hiệu tư nhân, chợ trong khi chất lượng nói chung đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, tại những hệ thống này, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều tiện ích rất hiện đại, như thanh toán bằng thẻ, được tham gia chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, thẻ khách hàng thân thiết, giao hàng tận nơi… Đồng thời người tiêu dùng cũng cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm nếu mua tại các địa điểm trên.
- Ảnh hưởng của nhóm tham khảo: Trong quyết định chọn mua của người tiêu dùng, có một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến họ là ảnh hưởng của nhóm tham khảo. Và theo sơ đồ dưới đây thì ảnh hưởng của kinh nghiệm bản thân là quan trọng nhất. Nếu kinh nghiệm là tích cực thì quyết định mua lại sản phẩm trong tương lai sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, đồng thời sự hài lòng về sản phẩm sẽ được truyền đạt cho người thân và bạn bè. Yếu tố thông tin thứ hai ảnh hưởng đến quyết định chọn mua của người tiêu dùng là người thân, bạn bè, chiếm 22,1%. Yếu tố quyết định kế tiếp là thái độ của người bán, với 16,7%. Và hai yếu tố quan trọng như nhau là tivi và báo chí, cùng chiếm 10,8%. Còn lại ảnh hưởng từ các nguồn khác.
Hình 2- 8: Các nguồn thông tin ảnh hưởng đến NTD. (Nguồn: Nguyễn Hữu Điển, Giá cả vượt qua kênh phân phối, Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 09/02/2009).
2.5 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA VISSAN