III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY:
CHƯƠNG V HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
TIẾT:….BÀI :…CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
I. MỤC TIÊU:
- HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo, chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh vẽ H25.1; 25.2; 25.3 SGK. - Một số hoa thật.
- Mô hình một bông hoa. - Kính lúp, lưỡi lam.
HS : Mỗi nhóm sưu tầm hai loại hoa lưỡng tính (hoa đậu bắp, hoa mận,...) III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra, phát mẫu vật cho HS. 2. Kiểm tra bài cu:
3. Bài mới :
Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào ? Ta hãy tìm hiểu.
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi 20 p Hoạt đông 1 : xác định các bô
phận của hoa.
- Cho HS quan sát một hoa theo hướng dẫn trong SGK, ghi kết quả vào giấy nháp.
+ Tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên chúng.
- Tách các lá đài, cánh hao để quan sát chúng.
- Lấy một nhị hoa quan sát kỹ, tách bao phấn dầm nhẹ trên tờ giấy, dùng kính lúp quan sát. - GV treo tranh 28.2 hướng dẫn HS quan sát trả lời câu hỏi. + Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
- Cho HS tiếp tục quan sát H28.3.
+ Nhụy gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu ?
- Gọi một HS lên bảng chỉ lên
- HS quan sát một hoa theo hướng dẫn trong SGK, ghi kết quả vào giấy nháp.
+ Hoa gồm các bộ phận chính : Đài, tràng, nhị và nhụy.
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
+ Gồm chỉ nhị và bao phấn
- HS tiếp tục quan sát H28.3. + Gồm đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ. Trong bầu chứa noãn - HS lên bảng chỉ lên mô hình
I. Các bô phận của hoa :
Trường : THCS Vinh Thái
15p
mô hình để xác định các bộ phận của hoa.
- Yêu cầu các nhóm quan sát nhụy hoa, dùng dao cắt ngang bầu, quan sát noãn kết hợp xem H28.3.
- GV nhận xét. tổng kết và ghi bảng
Hoạt đông 2 : xác định chức năng các bô phận của hoa.
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK.
- Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? Nhờ đâu nó giữ được chức năng đó?
- Cho HS toàn lớp tham gia trao đổi ý kiến.
- GV củng cố lại
để xác định các bộ phận của hoa.
- Quan sát nhụy hoa, quan sát noãn
kết hợp xem H28.3.
- Toàn lớp trao đổi giúp nhau xác định đầy đủ đúng các bộ phận của hoa.
- HS đọc thông tin ở SGK.
- Nhị gồm nhiều phấn mang TB sinh dục đực. Nhụy có bầu noãn mang TB sinh dục cái.
- HS toàn lớp tham gia trao đổi ý kiến. Sau đó phát biểu.
- Hoa gồm các bộ phận chính : Đài, tràng, nhị và nhụy.
II. Chức năng các bô phận của hoa :
- Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy. - Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa tùy loại. - Nhị gồm nhiều phấn mang TB sinh dục đực. - Nhụy có bầu noãn mang TB sinh dục cái. - Nhị và nhụy là các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
IV.CỦNG CỐ
- Thế nào là sinh sản sinh dưỡng do người ?
- Điểm giống nhau, khác nhau giữa giâm cành. chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính ? - HS đọc phần kết luận trong SGK.
V.DẶN DÒ :
- HS học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Về nhà các em thực hiện giâm cành khoai mì ở vườn nhà, em nào nhà không có đất sẽ giâm cành vào trong túi đất sau một tuần báo cáo
Ngày soạn:….…/ ……./ …….. Ngày dạy: …… /……. / ……...
Trường : THCS Vinh Thái
I. MỤC TIÊU:
- HS phân biệt được hai loại hoa : lưỡng tính, đơn tính.
- Phân biệt hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của xếp hoa thành cụm. II. CHUẨN BỊ:
GV : Một số hoa đơn tính : Mướp bí đỏ; hoa lưỡng tính : Mướp, bí đỏ; hoa mọc đơn độc : huỳnh, hồng, dâm bụt; hoa mọc thành cụm : Vạn thọ, cúc,...
HS : - Các nhóm chuẩn bị mẫu vật gồm : 2 cây có hoa đơn tính, 3 loại hoa lưỡng tính. - Tranh ảnh về các loại hoa.
- Kẻ vào vở bài tập bảng trang 95. III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY:
1. Ổn định lớp: Phân nhóm 4 HS, kiểm tra mẫu vật. 2. Kiểm tra bài cu:
- Hãy nêu tên, đặc điểm, chức năng của các bộ phận chính của hoa ? Bộ phận nào là quan trọng nhất ? - Kiểm tra bài tập : làm tiêu bản "các bộ phận của hoa" cho điểm học sinh.
3. Bài mới :
Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, ta hãy chọn cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi 20 p Hoạt đông 1: Phân chia các
nhóm hoa căn cứ vào bô phận sinh sản chủ yếu của hoa
- Yêu cầu các nhóm tập trung mẩu vật lại. HS trong nhóm thay nhau quan sát từng hoa, tìm thông tin ghi vào các cột của bảng liệt kê, tự phân chia các hoa thành hai nhóm, viết tên các hoa trong mỗi nhóm vào nháp.
- Cho HS trao đổi chung cả lớp kết quả phân chia 2 loại hoa. - GV giúp HS thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- Cho HS trao đổi toàn lớp về kết quả điền tên các nhóm hoa.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Các nhóm tập trung mẩu vật lại. HS trong nhóm thay nhau quan sát từng hoa, tìm thông tin ghi vào các cột của bảng liệt kê, tự phân chia các hoa thành hai nhóm, viết tên các hoa trong mỗi nhóm vào nháp.
- HS trao đổi chung cả lớp kết quả phân chia 2 loại hoa. - HS thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- HS trao đổi
I. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bô phân sinh sản chủ yếu của hoa
- Căn cứ vào bộ phân sinh sản chủ yếu có chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa lưỡng tính: Là loại hoa có đủ nhị và nhụy.
Trường : THCS Vinh Thái
15p
- Yêu cầu HS vận dụng tên các nhóm hoa để hoàn thành cột cuối cùng của bảng liệt kê. - HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ2 : Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây:
- Cho HS đọc thông tin ở SGK xem hình 29.2 để biết 2 cách xếp hoa trên cây.
- GV: yêu cầu HS … liên hệ thực tế cho VD về hoa mọc đơn độc và hoa thành cụm.
- GV bổ sung thêm một số VD
- Cho HS quan sát một số mẩu vật do GV chuẩn bị; hoa học đơn độc: dâm bụt, hoa huỳnh ; hoa mọc thành cụm: mẫu đơn, vạn thọ, cúc
- HS đọc thông tin ở SGK xem hình 29.2
+ Hoa đơn độc (hoa hồng, dâm bụt, mẫu đơn, ... ) + Hoa mọc thành cụm:( hoa cúc, cải, trang...)
- HS quan sát, nhận xét
- Hoa đơn tính: + Hoa đực: chỉ có nhị
+ Hoa cái: chỉ có nhụy
II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây :
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia hoa thành 2 nhóm: + Hoa đơn độc (hoa hồng, dâm bụt, mẫu đơn, ... ) + Hoa mọc thành cụm:( hoa cúc, cải, trang...)
IV.CỦNG CỐ
- Qua bài học này, em đã được biết những gì? - HS đọc lại kết luận ở SGK
* Kiểm tra, đánh giá:
- Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính, hoa đơn tính?
- Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD? - Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và sự thụ phấn của hoa.
V.DẶN DÒ :
- HS học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Quan sát, phân loại thêm một số hoa tìm gặp trong thiên nhiên để làm phong phú thêm kiến thức. - Ôn các kiến thức đã học để ôn tập HKI
Ngày soạn:…../ ……./ …….. Ngày dạy: …. /……. / ……...
Trường : THCS Vinh Thái
I. MỤC TIÊU:
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKI, nắm vững các phần trọng tâm. - Có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKI.