3. Yêu cầu nghiên cứu
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Được áp dụng theo QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn”.
* Theo dõi sự sinh trưởng của các giống sắn
+ Thời gian mọc mầm: Theo dõi từ khi trồng cho đến khi có trên 70% số hom mọc mầm.
+ Tỷ lệ mọc mầm: Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo góc/ô thí nghiệm, 15 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tốc độ ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 15 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tuổi thọ lá: Theo dõi 5 cây trên ô thí nghiệm theo phương pháp đánh dấu lá. Tuổi thọ lá tính từ ngày lá non phát triển đầy đủ đến ngày lá già chuyển sang màu vàng, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
* Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất, chất lượng của các giống sắn
Theo dõi một lần khi thu hoạch vào tháng 12/2013:
+ Chiều dài củ, đường kính củ: Phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và mỗi loại chọn 3 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ. Sau đó lấy giá trị trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Số củ/gốc: Mỗi ô thí nghiệm thu hoạch 5 cây đếm tổng số củ thu hoạch sau đó lấy giá trị trung bình. Chỉ tính các củ có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 12 cm và đường kính củ > 2 cm.
+ Khối lượng củ/gốc (kg): Cân tổng khối lượng củ thu hoạch của 5 cây sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 gốc x mật độ cây/ha. + Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha. + Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. + Tỷ lệ chất khô (%): Xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5 kg củ tươi cân trong không khí sau đó đem cân trong nước bằng cân Reinman rồi áp dụng công thức sau:
Y = A x 158,3 - 142,0 A - B Trong đó: Y: Tỷ lệ chất khô
A: Khối lượng củ tươi cân trong không khí (g) B: Khối lượng củ tươi cân trong nước (g)
+ Tỷ lệ tinh bột (%): Được xác định bằng cân Reinman của CIAT + Hệ số thu hoạch (%):
HSTH =
NSCT
x 100% NSSVH
+ Năng suất củ khô (NSCK): NSCK = NSCT x TLCK (tấn/ha) + Năng suất tinh bột (NSTB): NSTB = NSCT x TLTB (tấn/ha)
2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phân tích xử lý thống kê được tiến hành trên phần mềm thống kê IRRISTAT 4.0 phần mềm thống kê SAS 6.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
3.1. Kết quả nghiên cứu của 5 giống sắn mới tham gia thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2013 trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2013
3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 5 giống sắn
Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm
Tên giống Tỷ lệ mọc mầm (%)
Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày)
Bắt đầu Kết thúc KM414 90,00 13 18 KM440 96,67 14 19 KM419 94,44 16 21 HL2004-28 91,11 15 21 KM94 (Đ/C) 91,11 14 19
Số liệu ở bảng 3.1 cho ta thấy:
+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của các giống sắn dao động từ 13 - 16 ngày, trong đó giống KM414 có thời gian từ trồng đến mọc sớm nhất (13 ngày) sớm hơn giống đối chứng là 1 ngày, giống mọc muộn nhất là KM419 (16 ngày) muộn hơn giống đối chứng là 2 ngày. Hai giống còn lại là KM440, HL2004-28 có thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm lần lượt là 14 - 15 ngày.
+ Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm giữa các giống tham gia thí nghiệm khác nhau và dao động từ 18 - 21 ngày, sớm nhất là giống KM414 (18 ngày) sớm hơn giống đối chứng là 1 ngày, muộn nhất là giống KM419 và HL2004-28 (21 ngày) muộn hơn giống đối chứng là 2 ngày, còn giống KM440 có thời gian kết thúc mọc mầm là tương đương với giống đối chứng (19 ngày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Khoảng thời gian từ khi mọc mầm đến khi kết thúc mọc mầm của các giống cũng khác nhau, dao động từ 5 - 6 ngày. Giống HL2004-28 có khoảng thời gian mọc mầm kéo dài nhất là 6 ngày dài hơn giống đối chứng (KM94) là 1 ngày, các giống còn lại đều có thời gian mọc mầm bằng nhau và bằng đối chứng (KM94) là 5 ngày.
+ Tỷ lệ mọc mầm của các giống khá cao từ 90,00 - 96,67%.
Như vậy trong cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian bắt đầu và kết thúc mọc mầm của các giống là khác nhau. Đó là do đặc điểm của từng giống khác nhau quyết định.
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 5 giống sắn
Sinh trưởng chiều cao cây là biểu hiện của sự đồng hóa các chất dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh được thể hiện ra bên ngoài, chúng ta có thể quan sát, đo đếm được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, từ đó ta biết được đặc điểm của từng giống sắn. Kết quả nghiên cứu tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 5 giống sắn được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm
(Đơn vị tính: cm/ngày)
Tên giống sắn Tháng sau trồng
4 5 6 7 8
KM414 1,90 1,70 1,00 0,91 0,43
KM440 1,96 1,60 0,89 0,78 0,56
KM419 1,70 1,51 1,43 0,82 0,58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KM94 (Đ/C) 2,28 2,02 1,19 0,80 0,54
Qua số liệu ở bảng 3.2 ta thấy:
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cực đại ở tháng thứ 4 sau trồng, giảm dần ở các tháng tiếp theo: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống đối chứng (KM94) đạt giá trị cao nhất 2,28 cm/ngày. Giống HL2004-28 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao thứ hai và thấp hơn đối chứng là 0,20 cm/ngày. Giống KM419 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,70 cm/ngày) thấp hơn đối chứng là 0,58 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 1,51 - 2,02 cm/ngày. Giống đối chứng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 2,02 cm/ngày. Các giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng dao động từ 0,25 - 0,51 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,89 - 1,62 cm/ngày. Trong đó giống HL2004-28 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,62 cm/ngày cao hơn so với giống đối chứng (KM94) 0,43 cm/ngày. Tiếp đến là giống KM419 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 1,43 cm/ngày cao hơn giống đối chứng là 0,24 cm/ngày. Giống KM414 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp hơn công thức đối chứng 0,19 cm/ngày. Cuối cùng là giống KM440 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 0,89 cm/ngày thấp hơn so với giống đối chứng 0,30 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,78 - 1,02 cm/ngày. Trong đó giống HL2004-28 vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,02 cm/ngày cao hơn so với giống đối chứng (KM94) 0,22 cm/ngày. Tiếp đến là giống KM414 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 0,91 cm/ngày cao hơn giống đối chứng là 0,11 cm/ngày. Giống KM419 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 0,82 cm/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,02 cm/ngày. Cuối cùng là giống KM440 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 0,78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cm/ngày thấp hơn so với giống đối chứng 0,02 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,43 - 0,58 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.
Nhìn chung các tháng tiếp theo tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần và bắt đầu ổn định.
3.1.3. Tốc độ ra lá của 5 giống sắn
Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng số diện tích lá/cây, tổng số lá/cây, tốc độ ra lá càng nhanh cây càng chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao. Đây là yếu tố có ảnh hưởng tốt đến quá trình quang hợp của cây và năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu tốc độ ra lá của 5 giống sắn được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm
(Đơn vị tính: Lá/ngày)
Tên giống sắn Tháng sau trồng
4 5 6 7 8 KM414 0,96 0,85 0,50 0,44 0,23 KM440 0,97 0,80 0,45 0,39 0,24 KM419 0,86 0,76 0,72 0,41 0,29 HL2004-28 1,03 0,89 0,81 0,51 0,26 KM94 (Đ/C) 1,13 1,02 0,60 0,40 0,30
Qua bảng số liệu 3.3 cho ta thấy:
- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ ra lá của các giống sắn đạt cực đại, dao động từ 0,86 - 1,13 lá/ngày. Trong đó giống đối chứng (KM94) có tốc độ ra lá cao nhất đạt 1,13 lá/ngày. Giống HL2004-28 có tốc độ ra lá cao thứ 2 đạt 1,03
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lá/ngày thấp hơn giống đối chứng (KM94) là 0,10 lá/ngày. Các giống sắn còn lại đều có tốc độ ra lá thấp hơn giống đối chứng (KM94) từ 0,16 - 0,27 lá/ngày.
- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống đối chứng KM94 cao nhất đạt 1,02 lá/ngày, tiếp đến là giống HL2004-28 đạt 0,89 lá/ngày thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,13 lá/ngày, các giống có tốc độ ra lá giảm dần lần lượt là KM414 (0,85 lá/ngày), KM440 (0,80 lá/ngày) và KM419 (0,76 lá/ngày).
- Ở tháng thứ 6 và 7 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống HL2004-28 đạt cao nhất lần lượt là 0,81 lá/ngày (tháng thứ 6) và 0,51 lá/ngày (tháng thứ 7) sau trồng cao hơn giống đối chứng KM94 lần lượt là 0,21 lá/ngày và 0,11 lá/ngày. Giống KM419 có tốc độ ra lá lần lượt là 0,72 lá/ngày (tháng thứ 6) và 0,41 lá/ngày (tháng thứ 7) sau trồng giống sắn này cũng có tốc độ ra lá cao hơn giống đối chứng KM94 lần lượt là 0,12 lá/ngày và 0,01 lá/ngày. Giống KM440 có tốc độ ra lá thấp nhất lần lượt là 0,45 lá/ngày (tháng thứ 6) và 0,39 lá/ngày (tháng thứ 7) sau trồng thấp hơn giống đối chứng KM94 lần lượt là 0,15 lá/ngày và 0,01 lá/ngày.
- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ ra lá của các giống sắn đều giảm đáng kể. Giống đối chứng KM94 có tốc độ ra lá cao nhất đạt 0,30 lá/ngày. Giống KM414 có tốc độ ra lá thấp nhất đạt 0,23 lá/ngày, thấp hơn giống đối chứng KM94 (0,07 lá/ngày). Đây là giai đoạn cây bắt đầu ngừng sinh trưởng nên tốc độ ra lá của các giống sắn hầu như không còn nữa.
3.1.4. Tuổi thọ lá của 5 giống sắn
Ta theo dõi tuổi thọ của lá sắn song song với việc theo dõi tốc độ ra lá của cây sắn để biết được nhiệm kỳ hoạt động cung cấp vật chất của lá sắn. Các giống sắn khác nhau thì tuổi thọ của lá sắn cũng khác nhau. Tuổi thọ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lá sắn càng cao cây sẽ có điều kiện vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây và tích lũy vào củ, làm cơ sở cho tăng năng suất sau này.
Kết quả theo dõi tuổi thọ lá của 5 giống sắn được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tuổi thọ lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm
(Đơn vị tính: Ngày)
Tên giống sắn Tháng sau trồng
4 5 6 7 8 KM414 80,4 88,2 74,9 60,4 39,8 KM440 84,4 95,4 72,2 61,4 42,0 KM419 90,1 91,6 80,3 65,2 43,2 HL2004-28 84,6 88,6 76,4 64,4 45,2 KM94 (Đ/C) 87,4 96,7 81,6 67,6 49,2
Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy:
- Tuổi thọ lá của các giống sắn là khác nhau và không đồng đều giữa các tháng. Tất cả các giống sắn tham gia thí nghiệm đều có tuổi thọ lá đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng và sau đó giảm dần.
- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tuổi thọ lá của các giống sắn tương đối cao và sự chênh lệch là không lớn dao động từ 80,4 - 90,1 ngày. Trong đó giống KM419 có tuổi thọ lá cao nhất đạt 90,1 ngày cao hơn giống đối chứng KM94 là 2,7 ngày. Giống đối chứng KM94 có tuổi thọ lá 87,4 ngày. Các giống sắn còn lại đều có tuổi thọ lá thấp hơn giống đối chứng KM94 và thấp hơn từ 2,8 - 7 ngày.
- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tuổi thọ lá của 5 giống sắn đạt cao nhất. Ở tháng này giống đối chứng KM94 có tuổi thọ lá cao nhất đạt 96,7 ngày. Giống KM414 có tuổi thọ lá thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng KM94 là 8,5 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giảm dần. Giống đối chứng KM 94 vẫn là giống có tuổi thọ lá cao nhất đạt 81,6 ngày. Giống KM440 (72,2 ngày) có tuổi thọ lá thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng KM94 là 9,4 ngày. Các giống sắn còn lại đều có tuổi thọ lá thấp hơn giống đối chứng KM94.
- Ở tháng thứ 7 và thứ 8 sau trồng trở đi tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm tiếp tục giảm. Giống đối chứng KM94 vẫn có tuổi thọ lá cao nhất ở cả 2 tháng này.
Điều này hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn sinh trưởng thân lá giảm để tập trung dinh dưỡng tích lũy về củ, mặt khác trong thời gian này nhiệt độ và độ ẩm thấp, không có mưa khiến cho tuổi thọ lá của các giống sắn giảm xuống.
3.1.5. Đặc điểm nông sinh học của 5 giống sắn
Mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm nông sinh học riêng, cây sắn cũng vậy. Các đặc điểm đó được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Đặc điểm nông sinh học của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm
Tên giống Chiều cao thân chính (cm) Chiều dài các cấp cành Chiều cao cây cuối cùng (cm) Đƣờng kính gốc (cm) Tổng số lá (lá/cây) Thời gian từ trồng đến phân cành (ngày) Cành cấp 1 (cm) Cành cấp 2, 3 (cm) KM414 124,67 99,13 70,40 294,20 3,41 142,60 97,27 KM440 156,67 84,33 39,00 280,00 3,19 149,20 128,17 KM419 160,67 87,20 35,87 283,74 3,37 130,93 109,07 HL2004-28 178,00 94,80 49,20 322,00 3,41 138,93 125,86 KM94 (Đ/C) 181,00 104,88 39,07 324,95 3,46 141,00 119,33 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV (%) 9,5 2,8 2,4 2,7 LSD05 28,61 15,65 0,15 7,07
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Chiều cao thân chính
Được tính từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào giống. Nếu chiều cao thân chính thấp thì phân cành nhiều, ngược lại thân chính cao, mập phân cành ít. Chiều cao thân chính ảnh hưởng tới tổng số lá trên thân. Chiều cao thân chính thấp có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới